Trung thu là tết đoàn viên, nhắc đến ngày này không thể không nhắc đến món bánh trung thu truyền thống. Những chiếc bánh ngọt ngào đẹp mắt không chỉ thắm đượm tinh hoa văn hóa ẩm thực mà còn là món quà ý nghĩa tặng những người thân yêu. Trong bài viết này, hãy cùng Tai Thong khám phá về ý nghĩa và cách làm của món bánh truyền thống này nhé!
1. Bánh Trung thu truyền thống có ý nghĩa gì?
Trong văn hóa của người Việt Nam, bánh trung thu truyền thống không chỉ là món bánh có hương vị ngọt ngào mà hàm chứa nhiều ý nghĩa rất đặc biệt trong mỗi gia đình. Bánh biểu trưng cho sự đoàn viên và hạnh phúc của gia đình, là một phần không thể thiếu vào mỗi dịp tết trung thu.
Cùng với đó, bánh trung thu truyền thống còn gợi nhớ cho mỗi người về ký ức thời thơ ấu hồn nhiên, vui tươi. Đó là không khí đón trung thu trong xóm nhỏ, có đám trẻ tung tăng, có tiếng trống, có đèn ông sao và cả tiếng cười giòn tan làm rộn ràng cả khu xóm bình yên. Vị ngọt thơm của bánh trong đêm phá cỗ để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi người đến tận sau này.
Chiếc bánh trung thu truyền thống tròn đầy, đẹp mắt mang ý nghĩa sung túc, viên mãn chính là món quà gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho gia đình, người thân, bạn bè. Vậy nên, dù đi đâu làm gì ai cũng muốn trở về nhà, trở về bàn tiệc đêm trung thu, cùng nhâm nhi chén trà và thưởng thức vị ngọt đầy ắp hương vị tuổi thơ bên gia đình của mình.
Xem thêm: Công thức nấu nước đường bánh Trung thu thành công tại nhà
2. Điểm khác biệt giữa bánh Trung thu truyền thống và hiện đại
Bánh trung thu truyền thống và hiện đại ngày nay có nhiều điểm khác nhau về cả hình thức thể hiện lẫn hương vị. Cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.
2.1 Bánh Trung thu truyền thống
Đầu tiên, về hình thức bánh trung thu truyền thống rất đơn giản chỉ có hình vuông và hình tròn. Bánh nướng sẽ tượng trưng cho trời đất, bánh dẻo tượng trưng cho trăng tròn, được bày lên mâm cỗ cúng vào đêm rằm tháng 8. Bánh truyền thống, cho đến ngày nay vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình cho mâm cỗ cúng.
Về hương vị, nguyên liệu làm bánh trung thu truyền thống được làm từ những thành phần đơn giản để tạo nên phần nhân bánh. Chính vì vậy, bánh truyền thống sẽ có hương vị đặc trưng thể hiện sự gần gũi và mộc mạc. Cụ thể, bánh sẽ có hai loại nhân chính là nhân làm từ đậu xanh và nhân thập cẩm làm từ một số nguyên liệu như lạp xưởng, mỡ đường, thịt nạc, hạt bí, vừng rang.
Tuy sử dụng những nguyên liệu đơn giản, gần gũi nhất nhưng bánh trung thu truyền thống bao năm qua vẫn là món bánh ngọt ngào, chinh phục bao thế hệ người dân Việt Nam. Chiếc bánh thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo và tâm huyết của người làm, do đó bánh truyền thống luôn có hương vị đặc biệt không thể nhầm lẫn với hương vị khác.
Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu trong nét đẹp truyền thống
2.2 Bánh Trung thu hiện đại
Ngày nay, bánh hiện đại đã phát triển với nhiều kiểu dáng đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Về hương vị, nguyên liệu làm bánh trung thu đa dạng hơn để tạo nên những vị bánh mới phù hợp với nhu cầu của thực khách. Dưới đây là một số dòng bánh hiện đại được nhiều thực khách ưa chuộng hiện nay:
- Bánh trung thu mặn: Bánh mặn hiện đại được người thợ làm bánh kết hợp thêm một số nguyên liệu khác vào nhân để tạo ra các loại nhân bánh như: gà quay, bào ngư, lạp xưởng, jambon trứng muối,... Vị mặn của phần nhân bánh kết hợp với vị ngọt dịu của vỏ bánh tạo nên hương vị rất đặc biệt.
- Bánh trung thu ngọt: Bánh ngọt hiện đại có nhiều vị như nhân lá dứa, đậu đỏ thốt nốt, trà xanh trứng muối, nhân bạch quả mè đen ngũ hạt,... để phù hợp với sở thích của nhiều người hơn. Đặc biệt, so với bánh trung thu truyền thống thì bánh hiện đại sẽ có vị ngọt vừa phải, thanh nhẹ để không bị cảm giác ngán khi ăn.
- Bánh trung thu chay: Hiện nay nhu cầu ăn chay thanh đạm được nhiều người lựa chọn nên người làm bánh cũng tạo ra loại bánh trung thu nhân chay có hương vị thanh nhẹ. Bánh này có nhân được làm chủ yếu từ đậu xanh, dứa, trà xanh, các loại hạt hoặc mứt quả khô và sẽ không kết hợp thêm với một số nguyên liệu khác như trứng muối.
- Bánh trung thu rau câu: Đây là dòng bánh hiện đại có kiểu dáng và hương vị mới mẻ với nhiều người. Thay vì làm từ nguyên liệu truyền thống là bột thì bánh trung thu rau câu sẽ được làm từ bột rau câu kết hợp với nhân là các loại trái cây tự nhiên.
3. Quy trình làm bánh Trung thu truyền thống
Quy trình làm bánh trung thu truyền thống không quá phức tạp nên bạn chỉ cần có một chút tỉ mỉ và khéo léo là có thể thực hiện ngay trong căn bếp nhà mình. Sau đây là quy trình làm bánh nướng nhân thập cẩm chi tiết, bạn tham khảo thêm nhé:
3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để làm bánh trung thu truyền thống nhân thập cẩm bạn cần chuẩn bị những nguyên cho phần nhân bánh, phần vỏ bánh.
- Nhân thập cẩm: Bạn chuẩn bị 150g mứt bí, 100g mứt sen, 120g hạt điều rang chín, 120g hạt dưa, 100g vừng trắng, 100g lạp xưởng, 100g thịt xá xíu, 100g mỡ đường và một chút lá chanh thái nhỏ.
- Vỏ bánh nướng: Chuẩn bị 100g nước đường đã nấu, 25ml dầu ăn, ¼ thìa cà phê baking soda, ½ thìa nước tro tàu, 300g bột mì đã rây mịn và 1 lòng đỏ trứng gà. Bạn cần trộn đều các nguyên liệu này với nhau và để khoảng 4 tiếng trước khi làm bánh.
3.2 Các bước thực hiện
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như ở phần trên, cùng bắt tay vào làm bánh trung thu truyền thống theo các bước thực hiện đơn giản sau đây nhé:
- Phần nhân bánh: Trộn đều các nguyên liệu làm bánh đã sơ chế lại với nhau và thêm một chút bột mì vào. Trộn đều cho tớ khi nguyên liệu dẻo kết dính đều với nhau và có thể viên thành khối là được, tiếp theo viên phần nhân chặt tay thành những viên tròn.
- Phần vỏ bánh: Vỏ bánh nướng truyền thống, bạn dùng hỗn hợp bột đã trộn trước đó thêm bột mì vào, rồi trộn tới khi bột bánh mịn dẻo rồi ủ bột mì trong vòng 30 phút. Bạn lấy bột đã ủ chia thành những phần bột theo định lượng bánh muốn làm với tỉ lệ bột vỏ bánh bằng ½ phần nhân.
- Nặn bánh: Với định lượng phần vỏ bánh đã chuẩn bị, bạn cán mỏng phần vỏ bột rồi nặn bao tròn lấy phần nhân. Để tránh bánh bị dính khuôn thì bạn có thể cho rắc một chút bột mì hoặc quét một lớp dầu ăn mỏng. Sau đó mới tiến hành bỏ vào khuôn và đóng bánh.
- Nướng bánh: Phết lên bề mặt bánh một hỗn hợp bao gồm 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa nước lọc để bánh có màu đẹp mắt. Nướng bánh trong lò với nhiệt độ 210 độ C trong 8 phút, sau đó lấy bánh ra xịt hơi nước trên bề mặt rồi nướng tiếp khoảng 7 phút và lặp lại như vậy 1 lần nữa. Rồi lấy bánh ra lò và hoàn thành quy trình làm bánh trung thu.
4. Ý nghĩa của việc biếu tặng bánh Trung thu
Bánh trung thu mang ý nghĩa sum vầy, chính là sự đoàn viên của mỗi gia đình Việt. Khi những người thân trong gia đình tặng bánh cho nhau sẽ thể hiện mong ước gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Ngoài ra, dịp đoàn viên này cũng thể hiện sự tri ân, quan tâm của con cháu đến bố mẹ, ông bà.
Vào dịp này các doanh nghiệp, công ty cũng thường biếu tặng bánh trung thu dành cho đối tác, nhân viên với ý nghĩa cảm ơn sự gắn bó, hợp tác và đồng hành. Đồng thời, cũng thể hiện thiện chí mong muốn hợp tác lâu dài và cũng là lời chúc cho họ một lễ Trung thu đầm ấm, vui vẻ bên người thân.
Việc tặng bánh là hành động thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Qua những chiếc bánh chúng ta không chỉ cảm nhận được nét ẩm thực độc đáo từ hương vị truyền thống mà cả những hương vị hiện đại nhất. Chính vì vậy, vào ngày lễ Trung thu biếu tặng bánh trung thu cho gia đình, bạn bè hay đối tác là điều không thể thiếu.
Xem thêm: Tết Trung thu 2024 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày đếm ngược?
5. Tai Thong - Thương hiệu bánh Trung thu cao cấp
Tai Thong là thương hiệu bánh trung thu cao cấp với tuổi đời hơn 9 năm tại thị trường Việt Nam. Là một trong những thương hiệu bánh cao cấp được nhắc đến nhiều nhất vào dịp lễ Trung thu và thương hiệu đã trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng.
Tại Tai Thong luôn hướng đến sự kết nối, sum vầy và gắn bó tình cảm gia đình trong văn hóa của dân tộc Việt. Mỗi hộp bánh trung thu, Tai Thong cung cấp đến tay khách hàng đều được làm từ những nguyên liệu sạch mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Luôn đảm bảo an toàn và chất lượng đối với mọi khách hàng sử dụng.
Tai Thong cung cấp đầy đủ các loại bánh trung thu truyền thống, hiện đại và nhiều sản phẩm quà tặng khác. Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm với mục đích cá nhân hoặc làm quà tặng doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Tai Thong để được tư vấn ngay nhé.
Các thông tin về ý nghĩa của bánh trung thu truyền thống và ý nghĩa của việc biếu tặng bánh trung thu đã được Tai Thong chia sẻ đầy đủ với các bạn trong bài viết trên. Đây là món bánh không thể thiếu trong mùa lễ Trung thu ở Việt Nam. Liên hệ ngay với Tai Thong để lựa chọn ngay sản phẩm bánh ngon nhất nhé!
Nguồn: Tai Thong