Ý nghĩa của việc cúng bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5)

Tai Thong

Tin tức

2024 Tháng 05

Ý nghĩa của việc cúng bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5)

    Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa của người Việt. Trong đó, một thứ bánh không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết diệt sâu bọ này chính là bánh tro. Vậy vì sao món bánh thường được xuất hiện trong dịp lễ này? Hãy cùng Tai Thong tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách làm bánh tro ngay qua bài viết dưới đây!

    1. Bánh tro là gì?

    Bánh tro còn được biết đến tên gọi là bánh ú, bánh ú tro, bánh ú lá tro hoặc bánh gio. Đây được xem là biến thể của món Zongzi có xuất xứ từ Quảng Đông, Trung Quốc. Zongzi thường được phục vụ cho các lễ hội Thuyền Tồng vào ngày mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) ở đất nước này.

    Điểm làm nên sự khác biệt giữa bánh tro Việt Nam và bánh Zongzi chính là công thức làm bánh. Bánh Zongzi sẽ là nhân mặn gồm thịt heo, trứng muối và nhân ngọt như đậu đỏ, khoai lang tím, đậu xanh… Trong khi đó, nguyên liệu chính để làm nên bánh ú lá tro chỉ gồm gạo nếp và nước tro. 

    Bánh tro Việt Nam sẽ được làm từ gạo nếp ngâm bằng nước tro sau đó gói chặt, buộc xâu và luộc chín trong nồi. Sở dĩ có tên gọi là bánh tro vì xuất phát từ chính nguyên liệu quan trọng làm nên nét đặc trưng của bánh là nước tro. 

    Tuy nhiên, không phải loại nước tro nào cũng có thể làm ra bánh tro chuẩn vị. Thông thường, người ta sẽ sử dụng tro của lá găng, tầm gửi, thân lá cây vừng sau khi phơi khô hoặc của của hạt xoài chín, tro rơm nếp. Tro sẽ được hòa cùng với nước, đợi lắng rồi cho vào gạo nếp hoa cái vàng ngâm để tạo ra màu hổ phách đẹp mắt cùng hương vị đặc trưng. 

    Xem thêm: Mâm cúng Tết Đoan Ngọ trình bày thế nào? Hướng dẫn cách cúng đúng chuẩn nhất

    2. Cúng bánh tro ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì?

    Cúng bánh tro trong dịp Tết diệt sâu bọ đã trở thành thói quen lâu đời của người dân nước ta. Thưởng thức loại bánh này vào ngày lễ này không chỉ là một món ăn ngon mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc như:

    • Giải nhiệt cơ thể: Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch là thời điểm thời tiết bắt đầu nóng bức, dễ sinh dịch bệnh. Bánh tro có vị mát, dễ tiêu và thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Thành phần bánh còn chứa khoáng canxi, kali… nên giúp thanh nhiệt cơ thể và giảm nguy cơ mắc sỏi thận, gout…
    • Cầu bình an: Bánh tro có hình chóp nón tượng trưng cho sự sung túc, ấm no. Việc cúng bánh ú tro vào ngày Tết Đoan Dương cũng thể hiện mong ước cho bản thân và gia đình có nhiều sức khỏe và may mắn. 
    • Gìn giữ văn hóa truyền thống: Vào dịp này, người dân thường cúng bánh tro để bày tỏ lòng thành đến tổ tiên cầu mong một mùa vụ bội thu. Đây cũng thời điểm để gia đình có thể quây quần gắn kết tình cảm và lưu trữ những nét đẹp truyền thống.

    Xem thêm: Tết Đoan Ngọ (5/5) là ngày gì? Ngày bao nhiêu Dương lịch?

    3. Cách làm bánh tro đơn giản tại nhà

    Hiện nay, bánh ú lá tro không còn quá khó tìm như trước đây, đặc biệt khi dịp Tết diệt sâu bọ gần kề thì bạn rất dễ tìm thấy nhiều gian hàng bày bán loại bánh này. Tuy nhiên, nếu muốn tự tay mình làm nên những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn thì bạn có thể tham khảo cách làm bánh tro truyền thống ngay sau đây.

    3.1 Nguyên liệu chuẩn bị 

    Để cho ra một chiếc bánh tro chuẩn vị thì bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

    • Gạo nếp cái hoa vàng: 500gr
    • Nước tro: 500ml 
    • Lá dong ( có thể thay bằng lá tre, lá chuối)
    • Đường: 30gr
    • Nước lọc: 500ml
    • Muối: 20gr
    • Dụng cụ: Tô, chén, nồi hấp

    Hiện nay có rất nhiều loại gạo nếp để làm bánh tro tuy nhiên ra được thành phẩm ưng ý nhất thì bạn nên chọn nếp cái hoa vàng. Loại gạo nếp này hạt tròn, dẹt có màu vàng nâu đặc trưng. Khi sử dụng nếp cái hoa vàng thì bánh của bạn sẽ có độ dẻo mịn và thơm ngon hơn. 

    Nước tro tàu bạn có thể mua ở chợ hoặc ở các cửa hàng nguyên liệu nấu ăn Trung Hoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm tại nhà. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy quả cây xoan và cây thạp nhạp, 2 loại cây được trồng phổ biến tại miền núi phía Bắc. Sau đó, đốt thành tro rồi lọc lấy nước. Bạn có thể pha nước tro với nước lọc theo tỉ lệ 1:1 hoặc điều chỉnh thêm tùy vào khẩu vị cá nhân.

    3.2 Các bước thực hiện

    Sau khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị thì bạn cần tiến hành thực hiện theo các bước hướng dẫn làm bánh tro như sau:

    Bước 1: Ngâm gạo

    Đầu tiên trong bước thực hiện làm bánh tro mà bạn cần làm là vo gạo nếp cho thật sạch trong 1 lít nước, 500ml nước tro và ngâm trong khoảng 22 tiếng. Trong lúc ngâm, thỉnh thoảng bạn nên dùng tay siết nhẹ hạt gạo, khi thấy gạo vỡ ra nghĩa là đã đủ thời gian ngâm.

    Sau khi ngâm gạo xong thì hãy xả lại nhiều lần lại với nước sạch. Bạn có thể thêm 1 ít muối vào gạo rồi xóc đều lên để khi chín bánh tro sẽ có hương vị đậm đà hơn. 

    Bước 2: Gói bánh

    Tiếp đến, bạn rửa sạch lá dong, lau khô. Điều bạn cần lưu ý trong cách làm bánh tro này là nên cắt hết phần cuống, gân lá để lúc gói bánh không bị gãy. Sau đó, đặt lá dong vào một mặt phẳng và rải gạo lên. Lưu ý rằng lượng gạo khi rải chi cần bằng 2 ngón tay là đủ. Gói mép lá với nhau, gấp vuông 2 đầu lá và dùng lạt buộc chặt bánh lại.

    Bước 3: Luộc bánh tro

    Sau cùng, xếp lá dong lần lượt vào nồi sau đó đổ nước ngập mặt bánh và luộc trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng thì lấy bánh ra. Khi luộc bánh tro thì bạn cũng cần nên chú ý lượng nước trong nồi, nếu thấy cạn thì có thể châm thêm nước vào.

    Bước 4: Làm mật mía

    Để bánh tro dậy vị hơn thì không thể thiếu mật mía. Bạn hãy bắt chảo và đun nóng trước. Sau đó cho đường vào chảo rồi đun đến khi đường tan hoàn toàn, có màu cánh gián và trở nên đặc quánh thì tắt bếp. Cuối cùng, bạn chỉ cần vớt bánh tro ra xả với nước lạnh rồi để ráo bánh là có thể dùng được ngay.

    Trên đây là ý nghĩa về việc cúng bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ và cách làm bánh tro mà Tai Thông muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với thông tin này sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này cũng như có thể “bỏ túi” thêm được cách làm bánh ú tro tại nhà. Chúc bạn áp dụng thành công và đừng quên theo dõi các bài viết khác tại Tai Thong nhé!

    Nguồn: Sưu tầm 

    Zalo
    Hotline