Theo truyền thống từ xa xưa, cứ vào ngày 5/5 âm lịch, người Việt sẽ chuẩn bị một mâm cúng Tết Đoan Ngọ để dâng lên tổ tiên. Mâm cúng thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, thần linh, nhằm cầu mong cho một vụ mùa không bị sâu bọ phá hoại. Tại đây, cùng Tai Thong tìm hiểu Tết Đoan Ngọ cúng gì nhé.
1. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì?
Cứ vào dịp Tết Đoan Ngọ hay còn người dân gọi với cái tên dân dã là Tết diệt sâu bọ, mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cúng Tết Đoan Ngọ tươm tất để dâng lên tổ tiên. Theo phong tục từ xa xưa, giai đoạn này là thời gian chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh, sâu bệnh hoành hành nhiều nên đây được xem là tục cúng tổ tiên để mong cây cối đơm hoa kết trái, mùa vụ bội thu.
Vì vậy, đối với người dân từ xưa mâm cúng Tết Đoan Ngọ luôn mang nhiều ý nghĩa văn hoá và tâm linh đặc biệt. Đầu tiên, đây là dịp để để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên để cầu xin tổ tiên ban thêm nhiều sức khoẻ, may mắn, sự sung túc cho các thành viên trong gia đình.
Đồng thời, mâm cúng mùng 5 tháng 5 cũng là một phần giúp giữ gìn bản sắc văn hoá từ lâu đời của người Việt Nam. Mâm cúng ở mỗi vùng miền dâng lên tổ tiên trưng lên những lễ vật đặc trưng thể hiện văn hoá và sự tự hào dân tộc. Hơn nữa, những lễ vật đặc trưng này sẽ mang những ý nghĩa riêng góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của người Việt.
Cũng trong dịp lễ cúng Tết Đoan Ngọ là cơ hội để gia đình đoàn viên, sum vầy bên nhau. Mâm cỗ cúng sẽ giúp các thành viên trong gia đình cùng ăn uống, cùng nói chuyện vui vẻ với nhau, tạo nên không khí náo nhiệt cho ngày Tết này. Trong thời đại con người ngày càng có ít thời gian để tụ họp bên gia đình thì đây cũng là một trong những dịp để mọi người trở về sum họp.
2. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở 3 miền
Theo ông bà từ xưa, mâm cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm các loại trái cây, bánh trái, rượu nếp, xôi, chè,... Ngoài ra, tuỳ theo vùng miền mà các gia đình sẽ chuẩn bị những loại lễ vật đặc trưng của vùng để đặt lên mâm cỗ cúng.
2.1 Mâm cúng miền Bắc
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc thường sẽ có những món đồ cơ bản như sau: nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm,... Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng có trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ của người miền Bắc.
Cơm rượu nếp là món ăn đặc biệt được lên men từ cơm nếp. Khi ăn sẽ vị ngọt, mùi thơm cay nồng đặc trưng của của rượu. Theo quan niệm từ xưa, trong bộ phận tiêu hoá của con người sẽ có ký sinh trùng gây hại nên khi ăn cơm rượu nếp và một số loại hoa quả có vị chua chua ngọt ngọt sẽ giúp diệt sâu bọ.
Ngoài ra, một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.
2.2 Mâm cúng miền Trung
Đối với người miền Trung trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm những món đồ cơ bản khá giống miền Bắc đó là các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã và chè kê, thịt vịt. Trong đó chè kê ăn cùng bánh tráng vừng sẽ là món ăn quen thuộc của thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.
Nếu bạn hỏi bất cứ người miền Trung nào là Tết Đoan Ngọ cúng gì thì phần lớn sẽ nhận được câu trả lời là thịt vịt. Bên cạnh những món đồ cúng cơ bản, thịt vịt cũng là món ăn đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cỗ cúng. Trong quan niệm xưa, thịt vịt có đặc tính mát khi ăn vào ngày này có tác dụng giải nhiệt rất tốt và có ý nghĩa sẽ “mát” cả năm.
2.3 Mâm cúng miền Nam
Trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn sẽ bao gồm những món đồ như miền Bắc và miền Trung như: trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Ngoài ra, ở miền Nam sẽ có một số món ăn đặc trưng thường xuất hiện trên mâm cúng khác như là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò.
Khi nhắc đến ở miền Nam Tết Đoan Ngọ cúng gì thì chè trôi nước chính là món ăn được mọi người nhắc đến phổ biến nhất. Món này được làm từ bột nếp nặn thành những viên to trong có nhân đậu xanh, khi ăn sẽ ăn kèm với nước cốt dừa và đường gừng.
3. Giờ cúng Tết Đoan Ngọ tốt nhất
Ngày nay, giờ làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền có thể không giống nhau tuỳ vào quan niệm và văn hoá địa phương. Tuy nhiên theo quan niệm truyền thống, Đoan Ngọ có nghĩa “mở đầu giờ trưa” là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều.
Do vậy, giờ cúng Tết diệt sâu bọ tốt nhất nên tiến hành vào khoảng thời gian giờ 11h đến 1h chiều cùng ngày 5/5. Nếu gia chủ không thể sắp xếp được thời gian để cúng vào giờ trưa thì có thể sắp xếp cúng vào hai khung giờ khác đó là giờ Giáp Thìn từ 7h-9h sáng hoặc vào giờ Đinh Mùi 1h - 3h chiều.
Tuy vậy, cuộc sống hiện đại mọi người thường khá bận rộn và khó có thể sắp xếp được thời gian để làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ vào khoảng thời gian này, nên giờ giấc cúng cũng đã trở nên linh hoạt hơn. Nhiều gia đình sẽ sắp xếp thời gian cúng vào những khung giờ riêng của mình để thuận tiện cho công việc.
Ngoài ra, đối với một số gia đình truyền thống và có điều kiện về thời gian hơn họ thường thắp hương hoa quả và rượu nếp vào buổi sáng sớm để các thành viên trong gia đình ăn diệt sâu bọ trước. Sau đó vào giờ trưa mới làm mâm cơm tươm tất cúng gia tiên và các vị thần linh. Nếu gia đình bạn có đủ thời gian có thể làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ theo cách này.
4. Nên dùng loại trái cây nào cúng Tết Đoan Ngọ
Về trái cây, Tết Đoan Ngọ cúng gì cũng là một vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi chuẩn bị mâm cúng vào ngày này. Sau đây là những loại trái cây nên sử dụng để dùng trong mâm lễ dâng lên bàn thờ trong Tết diệt sâu bọ.
- Dưa hấu: Đây là loại quả mang ý nghĩa giúp gia chủ thăng tiến trong cuộc sống, khích lệ sự nỗ lực làm việc. Quả dưa hấu có vị ngọt, ruột đỏ, mọng nước, vỏ màu xanh bắt mắt rất thích hợp để dâng lên trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ.
- Chôm chôm: Trong mâm cúng mùng 5 tháng 5, chôm chôm là loại quả mọi người nên lựa chọn để dâng lên tổ tiên. Những chùm chôm chôm chín đỏ tượng trưng cho sự may mắn, đặt lên bàn thờ với ý nghĩa cầu xin tổ tiên phù hộ bình an và may mắn.
- Quả mận: Vào dịp 5/5 âm lịch, quả mận đang vào chính vụ nên được bày bán phổ biến tại các siêu thị, chợ hoa quả nên mọi người đều có thể dễ dàng mua được. Quả mận căng mọng, chín đỏ đặt lên mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ mang ý nghĩa cầu mong nhiều phước lành cho gia đình.
- Quả đào: Đào là loại quả tượng trưng cho sự sung túc, trường thọ và cát khí mạnh mẽ bạn có thể lựa chọn đặt lên mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch. Những quả đào chín tròn trịa sẽ làm mâm trái cây cúng dâng lên gia tiên đẹp mắt và ý nghĩa hơn.
- Quả vải: Dịp 5/5 âm lịch cũng chính là thời gian bắt đầu mùa vải chín rộ, nên đây là loại quả thích hợp để gia đình bạn lựa chọn dâng lên trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Những quả vải kết thành chùm, chín đỏ rực sẽ mang lại may mắn và sung túc cho gia chủ.
- Quả chuối: Người nông dân thường cho rằng chuối phải được thu hoạch vào đúng thời điểm để tránh sâu bọ tấn công và bị hư hỏng. Vì thế, quả chuối đẹp mắt chín đều được dâng lên trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ thể hiện sự ấm no và tấm lòng thành của gia chủ với tổ tiên, giúp cầu xin một năm tràn đầy sự may mắn.
Ngoài những loại quả trên, gia chủ có thể chọn nhiều loại trái cây khác tuỳ theo quan niệm vùng miền để đặt lên mâm cúng Tết Đoan Ngọ trong dịp này. Bạn hãy chọn những quả vừa chín tới, đẹp mắt tránh dập nát để dâng lên bàn thờ. Ngoài ra, bạn nên tránh để quả giả, quả có gai nhọn hoặc có vị đắng lên bàn thờ trong dịp này sẽ mang ý nghĩa không tốt.
Trong bài viết này, Tai Thong đã giải đáp những băn khoăn của mọi người khi chưa biết Tết Đoan Ngọ cúng gì. Tai Thong đã chia sẻ về những lễ vật được dâng trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của 3 miền. Hy vọng, sẽ hữu ích giúp bạn có thể chuẩn bị được mâm cúng tươm tất cho gia đình cho dịp 5/5 âm lịch sắp tới.
Nguồn: Tham khảo