Hình ảnh các linh vật trung thu đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội trăng rằm hàng năm. Trong đó hình ảnh các linh vật như thỏ ngọc, lồng đèn cá chép, múa lân trung thu đã mang nhiều ý nghĩa trung thu sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các linh vật, hãy cùng Tai Thong tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
1. Tết Trung thu có ý nghĩa gì đối với các quốc gia châu Á
Ý nghĩa trung thu đối với người dân ở các quốc gia châu Á có sự tương đồng rất lớn. Trong ngày này, trẻ em ở các quốc gia đều được vui chơi thỏa thích, được người lớn mua cho những món đồ chơi thú vị, lồng đèn cá chép, thỏ ngọc rực rỡ màu sắc. Vào đêm hội, khắp các phố phường nhộn nhịp với âm thanh của đám rước đèn, tiếng reo theo sau đoàn múa lân trung thu.
Nhờ đó mà trung thu còn mang ý nghĩa là ngày lễ dành cho trẻ em. Trong khi trẻ em vui đùa tạo nên không khí náo nhiệt thì người lớn sẽ ngồi với nhau cùng ăn bánh, uống trà và thưởng thức ánh trăng đêm rằm. Tết Trung thu cũng là dịp để các thành viên trong gia đình trở về nhà sum vầy bên mâm cỗ, nên ngày này còn mang ý nghĩa đoàn viên.
Không chỉ có vậy ở những quốc gia nông nghiệp, đây còn là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng tri ân đến tổ tiên, thần nông tạ ơn mùa màng bội thu. Thời điểm trung thu là lúc thời tiết mát mẻ, nhà nông đã thu hoạch cây trồng xong xuôi nên tổ chức vui chơi và ăn mừng, dâng lễ cầu xin thời tiết thuận lợi cho mùa vụ tới.
Xem thêm: Điểm qua những điều đặc biệt vào Tết Trung thu ở 12 quốc gia châu Á
2. Ý nghĩa của các linh vật trong Tết Trung thu
Một nét độc đáo trong ngày Tết Trung thu chính là sự xuất hiện của linh vật trung thu. Mỗi linh vật sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt, cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết trong phần sau đây.
2.1 Múa rồng dưới trăng
Từ xa xưa, người Việt Nam đã tôn vinh hình ảnh rồng, và linh vật trung thu này mang ý nghĩa hạnh phúc và nhiều ơn huệ được gửi đến con người. Do đó, múa rồng vào dịp trung thu đã trở thành phong tục truyền thống của nhiều địa phương với mục đích bảo vệ vụ mùa sắp tới và cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu. Mọi người thường tổ chức rước rồng dưới trăng đi qua khắp các con đường làng, con phố, rồng biểu diễn và múa theo tiếng chiêng, tiếng trống rất náo nhiệt. Khi đoàn múa rồng đi qua cửa mỗi gia đình là đoàn rước lại có thêm người hoà vào dòng người đêm hội.
2.2 Lân
Lân là linh vật trung thu quen thuộc trong ký ức của nhiều người, thường xuất hiện phổ biến trong hoạt động múa lân đêm rằm. Lân là linh vật xuất hiện trong tứ linh “long, lân, quy, phụng” của văn hoá Á Đông, đại diện cho sự cao quý, cát tường và bình an. Do đó, trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh kỳ lân sử dụng trong phong thuỷ.
Cũng chính vì thế múa lân trung thu đã trở thành hoạt động truyền thống của người Việt Nam Được tổ chức hàng năm. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự hân hoan, mừng vui chào đón lễ trung thu, mang lại niềm vui cho các bạn nhỏ, mà còn lời chúc sự bình an và may mắn cho tất cả mọi người.
2.3 Thỏ Ngọc
Hình ảnh thỏ ngọc thường được gắn liền với ánh trăng và Hằng Nga trong Tết Trung thu. Thỏ ngọc được xuất hiện rực rỡ trong nhiều hình thức khác nhau từ trên những chiếc đèn lồng đến hộp bánh trung thu, những bức tranh. Linh vật này xuất hiện luôn mang đến cảm giác ấm áp vui và tràn đầy sức sống.
Ngoài ra đối với người Trung Hoa, thỏ ngọc còn được coi là biểu tượng của người có nhân đức theo quan niệm của Phật giáo. Do đó, nhiều người tin rằng nếu nhìn thấy thỏ ngọc trong đêm trung thu, họ sẽ được hưởng nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Từ đó, linh vật trung thu thỏ ngọc là một phần không thể thiếu của đêm hội trăng rằm.
2.4 Thiềm Thừ
Dựa theo truyền thuyết dân gian về mặt trăng, con cóc có một vị trí đặc biệt được gọi là thiềm thừ. Ngày nay thiềm thừ trong đêm trung thu được biết đến với ý nghĩa sâu sắc tượng trưng cho sự thịnh vượng, tươi tốt. Người khi xưa thường lý giải hình cảnh thiềm thừ qua câu “Con Cóc là cậu ông trời” hoặc hiện tượng thiên nhiên như “Cóc nghiến răng là trời đổ mưa”.
Nên hình ảnh con cóc được tái hiện cao quý với ý nghĩa trung thu là cầu mong thời tiết thuận lợi cho nông nghiệp. Về mặt phong thuỷ thiềm thừ ngậm vàng là linh vật được người kinh doanh sử dụng để cầu mong sự may mắn, thịnh vượng và tiền tài.
2.5 Cá Chép
Cá chép là linh vật trung thu rất phổ biến trong dịp này. Hình ảnh cá chép xuất hiện rất nhiều trong đời sống và cả nghệ thuật như tranh dân gian, điều khắc hoặc các hình xăm. Trong nhiều truyền thuyết, cá chép luôn mang phẩm chất kiên cường, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công như mong muốn.
Bởi vậy, hình tượng cá chép trở thành biểu tượng của sự kiên trì, mạnh mẽ và trí tuệ. Trong đêm trung thu, hình ảnh những chiếc lồng đèn cá chép rực rỡ sắc màu rước đi khắp phố phường thể hiện sự mong ước, hy vọng về thành công trong cuộc. Vì vậy, dù ở vùng nông thôn hay thành phố hình ảnh đèn cá chép đều rất quen thuộc với trẻ em.
Trong bài viết trên, ý nghĩa trung thu sâu sắc của các linh vật trung thu đã được Tai Thong chia sẻ đến với mọi người. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về hình ảnh Thỏ Ngọc, lồng đèn cá chép, múa lân trung thu xuất hiện trong mỗi đêm trăng rằm. Tai Thong vẫn sẽ luôn đồng hành và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày gửi đến bạn nhé!
Xem thêm: Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày nào? Giờ cúng Rằm tháng 8 tốt nhất
Nguồn: Tham khảo