Ngày nay, Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng trong văn hoá không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều nước châu Á khác. Ngày này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt về tình cảm gia đình và niềm vui của trẻ con. Trong bài viết này, cùng Tai Thong tìm hiểu về những hoạt động trung thu nổi bật được tổ chức ở các quốc gia như thế nào trong dịp rằm tháng 8 nhé.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Trung thu
Hiện nay đến dịp trung thu sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau được tổ chức để chào đón ngày này. Tại đoạn nội dung sau đây hãy cùng Tai Thong tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu.
1.1 Nguồn gốc Trung thu
Tết Trung thu còn được gọi là ngày Tết Nguyên tiêu, diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ quan trọng được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,... và trong đó có Việt Nam. Ở mỗi quốc gia khác nhau, ngày Tết trung thu sẽ gắn liền với một sự tích, câu chuyện đặc trưng riêng được gìn giữ và lưu truyền cho đến xã hội hiện đại ngày nay.
Trong văn hoá dân gian của Việt Nam, ngày Trung thu được gắn liền với sự tích Hằng Nga và chú Cuội. Chuyện kể rằng Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp rất yêu trẻ con thường xuyên trốn xuống trần gian để chơi đùa với trẻ em. Một ngày, Hằng Nga lẻn xuống trần gian để tham gia cuộc thi làm bánh do Ngọc Hoàng tổ chức vào ngày rằm đã gặp gỡ chú Cuội.
Và chú Cuội đã dạy cho Hằng Nga làm chiếc bánh dự thi bằng cách trộn hết tất các nguyên liệu với nhau rồi mang đi nướng. Không ngờ chiếc bánh làm theo cách này được các bạn nhỏ rất thích thú và khen ngon. Nhờ đó, Hằng Nga đã thắng cuộc thi làm bánh và chiếc bánh đó được gọi là “Bánh trung thu”.
Tuy nhiên, vì một phép lạ mà chú Cuội cùng cây đa bị kéo lên cung trăng và bị kẹt lại ở đó nên Cuội rất buồn bã và nhớ nhà. Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội vào rằm tháng 8 hàng năm được xuống trần đoàn đụ với gia đình và xin cho mình được hạ giới vào ngày đó để mang bánh trung thu cho trẻ em.
Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu”, cứ vào ngày này Hằng Nga và chú Cuội sẽ xuống hạ giới để đoàn tụ với gia đình và vui chơi cùng các em nhỏ. Cũng chính vì lý do này mà ngày trung thu còn được gọi là tết Đoàn viên. Lễ Trung thu 2024 năm nay mọi người hãy dành thời gian ở bên gia đình nhé.
Xem thêm: Tết Trung thu 2024 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày đếm ngược?
1.2 Ý nghĩa Trung thu
Lễ Trung thu mang ý nghĩa đoàn viên, đây là dịp để gia đình sum vầy, gặp mặt, thăm hỏi và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống với nhau. Từ sự tích chú Cuội được xuống hạ giới đoàn tụ cùng gia đình vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm mà ý nghĩa của dịp này càng trở nên sâu sắc hơn.
Đối với trẻ em, Tết Trung thu là dịp để ăn bánh trung thu, phá cỗ, vui đùa thỏa thích trong không khí vui nhộn. Trẻ em sẽ được hiểu biết nhiều hơn về nét văn hoá truyền thống của dân tộc, từ đó góp phần gìn giữ và lưu truyền ngày lễ truyền thống này đến những thế hệ sau.
Ngoài ra, đối với đất nước có nền văn hoá nông nghiệp như Việt Nam, tháng 8 âm lịch là thời điểm khí hậu mát mẻ, thuận lợi để gieo trồng vụ mới, nên vào ngày Tết Trung thu người dân sẽ chuẩn bị mâm cúng dâng lên tổ tiên để cảm tạ và cầu xin mùa màng bội thu.
2. Những hoạt động trong Trung thu tại Việt Nam
Để chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu 2024 thật ý nghĩa và vui vẻ, người lớn có thể tham khảo tổ chức những hoạt động như làm đèn lồng, rước đèn, múa lân, trò chơi dân gian, phá cỗ,...
- Làm đèn lồng: Một hoạt động trung thu ý nghĩa đó là làm đèn lồng. Các gia đình có thể tận dụng những món đồ từ giấy màu, những lon sữa, bìa cát tông không còn sử dụng để tạo ra hoạt động thú vị làm cùng các bạn nhỏ.
- Trò chơi dân gian: Trung thu là dịp để tổ chức các trò chơi truyền thống như kéo co, đu quay, ô ăn quan,... sẽ giúp trẻ em có nhiều trải nghiệm mới lạ hơn. Khi xã hội hiện đại trò chơi này dần bị lãng quên thì nên tổ chức hoạt động này để lưu giữ lại những giá trị truyền thống.
- Rước đèn: Trong tết Trung thu rước đèn ông sao là hoạt động truyền thống không thể thiếu. Từ xa xưa, rước đèn đã góp phần tạo nên không khí lễ hội sôi động và ý nghĩa hơn.
- Múa lân: Theo quan niệm từ xa xưa múa lân mang lại may mắn và tài lộc, xua đuổi những điều xấu. Hơn nữa, trẻ em thường rất thích xem múa lân nên rất phù hợp tổ chức trong dịp ý nghĩa này.
- Phá cỗ: Hoạt động trung thu được trẻ em mong chờ nhất chính là phá cỗ đêm rằm. Các bạn nhỏ sẽ được thưởng thức đủ loại bánh kẹo, hoa quả thơm ngon.
3. Những hoạt động trong Trung thu tại các nước khác
So với Việt Nam, ở các nước châu Á khác Tết Trung thu có những nét văn hoá hay những hoạt động đặc trưng nào được tổ chức, cùng Tai Thong tìm hiểu ngay sau đây.
3.1 Trung Quốc
Tại Trung Quốc, đất nước được biết đến với nhiều sự tích ly kỳ về ngày Tết Trung thu. Cũng tương đồng với Việt Nam trong mâm cỗ của họ cũng có hai loại bánh nướng và bánh dẻo truyền thống. Điểm khác biệt, ở đất nước này thường treo đèn lồng trên phố và trước cửa nhà. Cùng với đó trong đêm rằm, họ thường thả đèn lồng Khổng Minh hoặc thả đèn hoa đăng để cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân.
3.2 Thái Lan
Tại Thái Lan, Tết Trung thu thường được gọi là “lễ cầu trăng”. Trong đêm trung thu tất cả mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện. Trên bàn thờ Quan Thế m Bồ Tát và Bát Tiên của người Thái sẽ bày quả đào và bánh trung thu với ý nghĩa mọi người sẽ nhận được phước lành từ các vị thần tiên.
3.3 Nhật Bản
Ngày nay, tại Nhật Bản ngày Tết Trung thu còn được gọi là lễ ngắm trăng “Otsukimi”. Người Nhật sẽ ăn bánh Tsukimi Dango nặn hình trong được làm từ bột gạo xiên vào que tre và ngắm trăng vào đêm trung thu. Trẻ em thường sẽ chơi đèn lồng cá chép, tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí.
3.4 Hàn Quốc
Ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc có tên là “Chuseok”, đây là ngày lễ đoàn viên kéo dài khoảng 3 ngày. Dịp này các thành viên trong gia đình ở xa quay về đoàn tụ với cha mẹ. Điều đặc biệt trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên, bánh trung thu của người Hàn làm chủ yếu từ bột gạo, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt thay vì hành vuông và tròn như Việt Nam.
3.5 Singapore
Tết Trung thu là ngày lễ lớn tại Singapore, trong dịp này tại các cửa hàng bán ngập tràn đồ trang trí dành riêng cho trung thu. Do Singapore có nhiều người gốc Hoa sinh sống, đặc biệt tại những khu phố người Hoa lễ trung thu sẽ mang đậm văn hoá của Trung Quốc. Vào ngày này, các gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng ăn bánh uống trà.
Xem thêm: Quốc gia châu Á nào đón Tết Trung thu? Nét đặc trưng và phong tục riêng biệt
4. Tết Trung thu trong đời sống hiện đại
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc tổ chức Tết Trung thu cũng đã có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, mâm cỗ trung thu hiện đại có nhiều món đồ ngon và đắt tiền so với ngày xưa. Đặc biệt là ngoài bánh trung thu truyền thống, ngày nay xuất hiện nhiều loại bánh trung thu hiện đại làm từ nhiều những nguyên liệu đặc biệt hơn.
Đồng thời những món đồ chơi trung thu như đèn lồng, đèn ông sao cũng hiện đại, nhiều kiểu dáng hơn trước. Nếu như truyền thống, những món đồ này thường được người lớn trong gia đình làm thủ công cho các bạn nhỏ thì ngày nay lại được sản xuất công nghiệp rất hiện đại mang lại sự tiện lợi.
Tuy vậy, ngày nay các hoạt động trung thu truyền thống thường tổ chức dịp này như trò chơi dân gian, rước đèn ông sao,... dần ít đi do không gian ngày càng chật hẹp, con người cũng bận rộn hơn. Trẻ em cũng thích thú với nhiều trò chơi hiện đại hơn nên ngày Tết Trung thu được tổ chức chưa thực sự gắn với những giá trị văn hoá truyền thống.
Như vậy, ngày Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa. Trong bài viết trên, Tai Thong cũng đã chia sẻ về những hoạt động trung thu đặc trưng được tổ chức ở một số quốc gia châu Á. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp mọi người trân trọng ngày trung thu hơn.
Nguồn: Tham khảo