Từ xa xưa người Việt Nam đã coi Tết Trung thu là Tết Đoàn viên, ngày trung thu luôn tượng trưng cho sự sum họp và nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tuy vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay không phải ai hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi ngày đoàn viên. Trong bài viết này cùng Tai Thong tìm hiểu ý nghĩa của Trung thu Tết Đoàn viên nhé.
1. Thông tin về Tết Đoàn viên
Đoàn viên là thời gian gia đình cùng đoàn tụ, cùng ăn uống, nói chuyện vui vẻ và luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Trong phần này cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc và tại sao lại có tên gọi Tết Đoàn viên.
1.1 Nguồn gốc của Tết Đoàn viên
Trong văn hoá dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau về Tết Đoàn viên. Đầu tiên, từ xa xưa cứ vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm là dịp mùa màng được thu hoạch xong xuôi, người dân đã chọn ngày này để tạ ơn thần Rồng ban mưa cho mùa màng tươi tốt. Sau đó, gia đình sẽ tụ họp, quầy quần bên bữa cơm nên từ đó mang ý nghĩa đoàn viên.
Ngoài ra, vào ngày này mặt trăng rất tròn, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ viên mãn nên cũng được coi là sự đoàn viên. Đồng thời, trong sự tích dân gian Hằng Nga và chú Cuội, cứ đến rằm tháng 8 nàng được Ngọc Hoàng cho phép hạ giới đón trung thu, vui đùa với các bạn nhỏ. Còn chú Cuội được xuống trần đoàn tụ cùng gia đình sau một năm xa cách, nên ngày này còn được gọi là Trung thu Tết Đoàn viên.
1.2 Tại sao Tết Trung thu là Tết Đoàn viên
Trong tâm thức của người Việt từ xưa, Tết Trung thu là Tết Đoàn viên bởi văn hoá cùng gia đình đón đêm rằm, dù ai đi xa cũng cố gắng trở về nhà quây quần bên ông bà, bố mẹ. Người lớn chuẩn bị mâm cỗ cúng đêm rằng với nhiều loại hoa quả, bánh kẹo cùng chia sẻ những câu chuyện hàng ngày trong cuộc sống.
Trong khi đó ngày Trung thu, trẻ em vô cùng háo hức và trông ngóng đến đêm rằm. Những con ngõ nhỏ ngập tràn tiếng cười đùa, mặt nạ và đèn lồng rực rỡ sắc màu mà mỗi ai nghĩa đến đều cảm thấy rạo rực và vui vẻ. Trong trung thu của người Việt luôn là sự quầy quần cùng gia đình, náo nhiệt của tiếng cười trẻ thơ, sự mong móng con cháu trở về nhà của người lớn trong gia đình. Cũng chính vì thế mà có tên gọi Trung thu Tết Đoàn Viên.
Xem thêm: Bánh Trung thu dát vàng được săn đón một thời trên thị trường
2. Ý nghĩa ngày Tết Đoàn viên
Theo quan niệm của ông bà xưa, Tết Đoàn viên là ngày trăng sáng nhất năm, mùa màng vừa được thu hoạch xong xuôi người nông dân không còn quá bận rộn nữa sẽ chuẩn bị mâm cỗ dâng lên thể hiện sự thành kính với tổ tiên và những người đã khuất. Cùng với đó, đây cũng là thời gian người nông dân tạ ơn trời đất đã ban cho mùa màng bội thu, tươi tốt để họ có cuộc sống trọn vẹn sung túc.
Đúng như tên gọi của nó - Tết Đoàn Viên là ngày sum vầy, là dịp để các thành viên sau những ngày tháng xa cách cùng trở về bên bữa cơm quây quần và ôm lại kỷ niệm, chia sẻ với nhau những câu chuyện. Trong cuộc sống hiện đại, con người rất bận rộn với nhiều công việc, học tập riêng nên ngày lễ này được coi là khoảng thời gian quý báu để dành riêng cho gia đình, những người thân thương của mình.
Đồng thời mỗi dịp Tết Đoàn viên trẻ em sẽ được vui chơi thỏa thích, thưởng thức mâm cỗ trung thu đặc biệt với nhiều thức quà thơm ngon. Cùng với đó trong dân gian, việc xem trăng đêm trung thu còn giúp người dân dự đoán tương lai. Nếu trăng màu cam trong sáng thì đất nước sẽ bình yên thịnh trị, nếu trăng có màu xanh được coi như báo trước dấu hiệu của thiên tai xảy đến và trăng màu vàng mùa vụ tơ tằm sẽ trúng lớn.
3. Tết Đoàn viên nên làm gì?
Ở mỗi địa phương, tuỳ vào nền văn hoá đặc trưng thì ngày Tết Đoàn viên được tổ chức với những hoạt động đặc biệt riêng. Tuy vậy, trong văn hoá xưa của người Việt thì ngày Trung thu thường tổ chức một số hoạt động phổ biến dưới đây:
- Phá cỗ trung thu: Vào ngày Tết Trung thu, một mâm cỗ bao gồm hoa tươi, các loại trái cây, bánh kẹo để dâng lên tổ tiên, thần linh. Sau khi lễ xong các thành viên trong gia đình sẽ sum họp lại để phá cỗ dưới ánh trăng tròn.
- Rước đèn: Hoạt động đặc trưng không thể thiếu trong ngày trung thu đó là rước đèn, các bạn nhỏ trong ngõ hoặc một thôn xóm sẽ cầm đèn lồng đi thành đoàn quanh xóm làng. Điều này tạo nên không khí vô cùng náo nhiệt và vui vẻ cho đêm hội trung thu.
- Múa lân: Quan niệm dân gian, hoạt động múa lân tượng trưng cho sự may mắn và những điều tốt lành sẽ đến. Cùng với đó, các bạn nhỏ đều vô cùng thích thú khi được xem múa lân nên đây đã trở thành hoạt động không thể thiết trong ngày Tết Đoàn viên.
- Cắt bánh Trung Thu: Ăn bánh uống trà trong đêm trăng tròn, trẻ em sẽ ngồi lắng nghe ông bà bố mẹ kể về những sự tích dân gian đã trở thành thói quen của nhiều gia đình Việt. Vì thế, ngày đoàn viên không thể thiếu bánh trung thu và hoạt động cắt bánh.
- Gửi lời chúc cho người thân, bạn bè: Vào ngày này, ngoài những món quà giá trị, bạn hãy dành những lời chúc ý nghĩa nhất để gửi đến người thân và bạn bè. Lời chúc sẽ thay lời cảm ơn sự chăm sóc, yêu thương và đồng hành của họ dành cho bạn.
4. Quà tặng Tết Đoàn viên ý nghĩa
Tết Đoàn viên là dịp để mọi người trao cho nhau những món quà ý nghĩa xuất phát từ tấm lòng yêu thương của mỗi người. Nhắc đến dịp này một món ăn không thể thiếu đó là những chiếc bánh trung thu ngọt ngào. Do đó, hộp quà tặng bánh trung thu sẽ là một trong những sự lựa chọn về quà tặng ý nghĩa dành cho bạn.
Ngày nay, ngoài hương vị truyền thống thì bánh trung thu cũng được chế biến với nhiều dòng bánh hiện đại hơn để phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Do đó, bạn có thể chọn mua bánh trung thu làm quà tặng tại Tai Thong. Bánh trung thu Tai Thong có hương vị đa dạng bạn hãy tham khảo để lựa chọn phù hợp với từng đối tượng tặng quà.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những món quà khác tuỳ thuộc vào lứa tuổi của người nhận. Đối với ông bà, cha mẹ bạn nên chọn những sản phẩm tiện dụng thực tế như đồ ăn, đồ uống, thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe. Tặng bạn bè hoặc anh chị em trong gia đình thì nên lựa chọn món đồ theo sở thích của người nhận.
Trung thu là Tết Đoàn viên nên dù là tặng món quà quà gì thì cũng nên xuất phát từ tấm lòng của người tặng. Và món người tuyệt vời nhất trong đêm rằm là mọi người trở về nhà bên những người yêu thương. Trường hợp bạn ở quá xa không sắp xếp được thời gian hãy gọi điện hỏi thăm, gửi những lời chúc ý nghĩa dành cho người thân của mình.
Với những thông tin về ngày Trung thu Tết Đoàn viên, Tai Thong đã cung cấp trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Từ đó sẽ giúp bạn giải thích được lý do tại sao người ta thường nói Tết Trung thu là Tết Đoàn viên. Chúc bạn sẽ có một mùa lễ Trung thu thật ý nghĩa và trọn vẹn bên người thân của mình.
Xem thêm: Nên chọn mua bánh Trung thu làm quà tặng doanh nghiệp khi nào là hợp lý
Nguồn: Tham khảo