Phong tục múa lân trong ngày Tết Trung thu được bắt nguồn từ đâu?

Tai Thong

Tin tức

2024 Tháng 06

Phong tục múa lân trong ngày Tết Trung thu được bắt nguồn từ đâu?

    Hình ảnh múa lân trung thu đã trở nên vô cùng quen thuộc với mọi người trong đêm hội tháng 8. Hình ảnh đoàn lân xuất hiện vui nhộn, rộn ràng làm tết trung thu trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì vậy, trong bài viết này cùng Tai Thong tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc múa lân trung thu thiếu nhi nhé! 

    1. Nguồn gốc của hoạt động múa lân

    Tục múa lân thường được tổ chức trong những dịp Tết Trung thu, các lễ hội văn hoá truyền thống thống và tôn giáo lớn. Hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm người mặc trang phục hình kỳ lân rực rỡ màu sắc. Nguồn gốc múa lân từ Trung Quốc, trải qua hàng thế kỷ nó vẫn được lưu giữ đến ngày nay và phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau. 

    Hoạt động múa lân trung thu có bắt nguồn từ câu chuyện dân gian của Trung Hoa

    Trong một câu chuyện cổ của Trung Hoa, cứ vào rằm tháng 8 là lại có một con thú dữ xuất hiện làm dân làng hoảng sợ và hình ảnh con lân, ông Địa đã hình thành từ đó. Có một nhà sư đã đến cho đệ tử bụng to mặc đồ màu đỏ rực, cầm quạt thần những người xung quanh gõ chiêng trống dồn dập khiến ác thú bỏ chạy. Từ câu chuyện dân gian về nhà sư giúp người dân làng diệt trừ thú dữ đó, sau này nó đã trở thành bộ môn nghệ thuật giúp xua đuổi điềm xấu. 

    Xem thêm: Trung thu ở Việt Nam được tổ chức như thế nào? Có điểm gì khác biệt?

    2. Ý nghĩa của hoạt động múa lân

    Hoạt động múa lân trung thu không chỉ là một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích, mà ý nghĩa múa lân còn thể hiện sự mong cầu cho sự bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng nhờ vào ý nghĩa tốt đẹp này, múa lân thường được biểu diễn vào những dịp lễ lớn như tết nguyên đán, tiệc khai trương, Tết Trung thu. 
    Hình ảnh ông Địa phe phẩy chiếc quạt thần, luôn mỉm cười bên đi bên đoàn lân được biết đến là người giúp xua đuổi quái vật và những điều tà ác. Điều này mang đến ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh của ông Địa hiền từ ban phước lành và niềm vui đến mọi người. 

    Hoạt động múa lân trung thu có màu sắc bắt mắt

    Sau này ở Việt Nam vào mỗi dịp rằm tháng 8, múa lân trung thu lại vang lên tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng bên tiếng hò reo của đám trẻ con mang đến sự vui vẻ và náo nhiệt cho cả người lớn và trẻ em. Múa lân độc đáo với nhiều màu sắc bắt mắt và âm thanh sống động nên luôn thu hút đám trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

    Ý nghĩa múa lân trung thu còn được thể hiện ở tinh thần gắn kết cộng đồng, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức những màn múa lân náo nhiệt trong không khí vui tươi. Trong xã hội hiện đại, múa lân cũng góp phần tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ cho mọi người và góp phần làm phong phú đời sống tinh thần. 

    Xem thêm: Đại chiến trường kỳ giữa bánh trung thu “team thập cẩm” và “team nhân ngọt”

    3. Múa lân ở các nước có gì khác nhau?

    Tuy nguồn gốc múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào các quốc gia lân cận thì múa lân đã có sự biến đổi theo văn hoá đặc trưng của người bản địa. Từ đó, múa lân có những điểm khác biệt riêng giữa các quốc gia. 

    • Lân Bắc Trung Quốc: Trung quốc là nơi bắt nguồn của hoạt động múa lân, nhưng ở phía Bắc và Nam Trung Quốc hình ảnh con lân lại có sự khác biệt. Lân Bắc Trung Quốc biểu diễn phổ biến với những pha nhào lộn, giữ thăng bằng trên không tương đối nguy hiểm. Trong quá trình biểu diễn sẽ bao gồm một cặp lân, con đực thường đeo nơ đỏ và con cái đeo nơ xanh chuyển động mô phỏng khá giống với con lân thật.
    • Lân Nam Trung Quốc: Khác với khu vực phía Bắc, hình lân Nam Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết về con quái vật thần thoại Nian, nên chỉ có một chiếc sừng. Hoạt động múa lân sẽ nhẹ nhàng và không có nhiều động tác nguy hiểm như biển diễn lân ở phía Bắc.  
    • Lân Việt Nam: Trong tranh dân gian Đông Hồ của Việt nam, từ xa xưa người ta đã phát hiện hình ảnh biểu diễn nghệ thuật múa lân xuất hiện trong những dịp lễ đặc biệt như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu. Điểm đặc trưng trong múa lân Việt nam là có ông Địa bụng phệ, tai to mặt lớn và luôn mỉm cười, phe phẩy bên cạnh những con lân. 
    • Lân Nhật Bản: Ở Nhật Bản múa lân thường biểu diễn vào đầu năm mới để cầu mong may mắn và xua đuổi vận xui. Điệu múa lân và phong cách biểu diễn Nhật Bản thường chú trọng đến sự linh thiêng, uy nghiêm nên động tác sẽ uyển chuyển và tương đối chậm rãi. 
    • Lân Triều Tiên: Múa lân ở Triều Tiên được coi là một hình thức trừ tà vào đầu năm mới. Điểm đặc biệt của hình ảnh lân là thường mặc trang phục màu nâu và khuôn mặt hài hước với ánh mắt được sơn màu vàng để xua đuổi những điều tiêu cực. Đặc biệt, người bản địa ở đây còn quan niệm rằng đứa bé nào được ngồi lên lưng con lân biểu diễn thường sống thọ và rất mạnh khoẻ. 
    • Lân Tây Tạng: Lân tuyết là điểm đặc biệt của những con lân tại khu vực Tây Tạng. Lân tại đây thường xuất hiện với bộ lông màu trắng muốt, có bờm màu xanh hoặc rìa xanh. Múa lân được biểu diễn trong những ngày lễ hội lớn hoặc dịp năm mới để biểu trưng cho những sự tốt lành, niềm vui và mong cầu sức mạnh. 
    • Lân Indonesia: Tại Indonesia múa lân tuy được du nhập từ Trung Quốc nhưng người bản địa đã phát triển múa lân theo phong cách riêng của họ thường gọi là barongsai. Hình thức và phong cách biểu diễn lân có nhiều động tác nhào lộn sôi động kết hợp với âm nhạc truyền thống tạo nên bản sắc riêng.  

    Hình ảnh múa lân ở Triều Tiên

    4. Múa lân tiến hóa và cạnh tranh

    Hoạt động múa lân bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên do sự di cư và giao thoa văn hoá nên tại nhiều quốc gia trên thế giới đều có biểu diễn múa lân. Cộng đồng người Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá nghệ thuật múa lân. Đến bất cứ quốc gia nào có người Hoa sinh sống bạn đều dễ dàng thấy được họ đã mang theo văn hoá truyền thống đến, bao gồm cả múa lân. 

    Các đoàn lân ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn để khẳng định vị thế

    Đặc biệt, tại các quốc gia Đông Nam Á đã có lịch sử giao thương và giao thoa văn hoá lẫn nhau, nên múa lân càng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc hơn. Chính vì thế các hoạt động múa lân tại các quốc gia luôn có sự đổi mới, sáng tạo để phù hợp với văn hoá bản địa hơn. 

    Các đoàn lân biểu diễn ở trong các nước cũng không ngừng đổi mới để có sự cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường. Các nghệ sĩ múa lân cũng tạo ra nhiều động tác kỹ thuật múa hấp dẫn hơn để thu hút người xem. Hình ảnh lân cũng được cách điệu, tạo hình màu sắc mới lạ bắt mắt hơn. 

    5. Múa lân trong vấn đề chính trị

    Múa lân là hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống mang lại nhiều ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp. Tuy nhiên, ở một số quốc gia có tình hình chính trị phức tạp thì múa lân đang được sử dụng cho mục đích gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong xã hội. 

    Chỉ nên sử dụng múa lân cho các hoạt động truyền thống giúp gắn kết cộng đồng

    Múa lân đã được sử dụng trở thành công cụ chính trị để thu hút sự chú ý trong các cuộc tranh cử, thể hiện quan điểm cá nhân để lôi kéo, chia phe nhóm theo mục đích cá nhân. Hơn nữa, ở một số quốc gia đa sắc tộc, hoạt động múa lân còn gây mâu thuẫn với bản văn hoá với người bản địa. 

    6. Trong văn hóa đại chúng

    Múa lân không chỉ có giá trị văn hoá truyền thống mà trong cuộc sống hiện sự hiện diện của hình ảnh con lân đã trở nên rất phổ biến. Trong văn hoá đại chúng, múa lân trung thu góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp từ xa xưa của người Việt Nam. 

    Múa lân được nhiều thu hút nhiều bạn trẻ tập luyện và biểu diễn

    Tại việt Nam hình ảnh múa lân xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ hoạt động múa lân trung thu thiếu nhi, Tết Nguyên đán, các dịp lễ lớn đến đời sống hàng ngày trong những bức tranh trang trí treo tường, những bài thơ các hay khúc hát thiếu nhi. Đặc biệt, múa lân còn trở thành bộ môn thể thao thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích tham gia luyện tập và biểu diễn.  

    Múa lân trung thu thiếu nhi không chỉ xuất hiện đêm hội trăng tròn, mà hình ảnh lân đã trở nên phổ biến trong văn hoá đại chúng. Trong bài viết trên, Tai Thong đã chia sẻ đến mọi người ý nghĩa và nguồn gốc múa lân trong Tết Trung thu. Hy vọng mọi người đã hiểu hơn về ý nghĩa múa lân tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. 

    Xem thêm: Tết Trung thu luôn tồn tại và vẹn tròn theo nhiều cách riêng

    Nguồn: Tham khảo

    Zalo
    Hotline