Ngày Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên được tổ chức hàng năm ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Tuy cùng ăn bánh trung thu, cùng tổ chức hàng năm vào 15/8 âm lịch nhưng lễ trung thu truyền thống ở mỗi quốc gia đều mang nét văn hoá đặc trưng riêng. Cùng Tai Thong tìm hiểu sự khác nhau giữa trung thu Việt Nam và trung thu Trung Quốc trong bài viết này nhé.
1. Tết Trung thu Việt Nam
Ngày Tết Trung thu Việt Nam diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, là một trong những ngày lễ quan trong văn hoá của người Việt. Vào ngày trung thu, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm hoa quả, bánh kẹo, bánh trung thu để các thành viên trong gia đình phá cỗ. Dịp này được các bạn nhỏ rất mong chờ bởi sẽ được vui chơi thỏa thích và thưởng thức nhiều loại bánh kẹo.
Ở Việt Nam ngày Tết Trung thu gắn liền với một sự tích được lưu truyền trong dân gian đó là Hằng Nga và chú Cuội. Ngày xưa, Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp cai quản mặt trăng, thường trốn xuống hạ giới để vui chơi cùng trẻ em. Một ngày Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm, người dành chiến thắng sẽ được trọng thưởng.
Vì vậy, Hằng Nga đã quyết định tham gia, nàng xuống trần gian để học cách làm bánh và gặp được chú Cuội. Cuội đã chỉ cho nàng cách làm bánh bằng cách trộn tất các các nguyên liệu lại và mang bánh đi nướng. Hằng Nga trở về, mang món bánh này đi dự thi và dành chiến thắng.
Tuy vậy, chú Cuội dưới trần gian đã gặp phép lạ, sau đó bị kéo lên cung trăng nên luôn buồn bã và rất nhớ nhà. Hằng Nga đã cầu xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội và mình mỗi năm được hạ giới vào dịp rằm tháng 8 để đoàn tụ với gia đình và vui chơi với các bạn nhỏ. Ngọc Hoàng đã đồng ý và đặt tên ngày đoàn tụ này là Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn Viên.
Xem thêm: Trung thu ở Việt Nam có gì đặc biệt so với các nước khác
2. Tết Trung thu Trung Quốc
Cũng tương đồng với Việt Nam ngày Tết Trung thu Trung Quốc cũng được tổ chức vào 15/8 âm lịch. Dịp này có ý nghĩa tạ ơn, cầu mùa màng bội thu, ngày đoàn viên và mong bình an, hạnh phúc. Người Trung Quốc sẽ treo đèn lồng, làm bánh trung thu, và biểu diễn múa lân.
Nguồn gốc của trung thu Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian liên quan đến truyền thuyết Hậu Nghệ và Hằng Nga. Ngày xưa trái đất phải chịu sự thiêu đốt của mười mặt trời mà không thể phản kháng. Sau này, có một người tên là Hậu Nghệ đã bắn rơi chín mặt trời bằng cung tên giải cứu muôn loài.
Hậu Nghệ được dân chúng tôn vinh là anh hùng và được các vị tiên ban cho một phần thưởng viên thuốc bất tử. Nhưng lúc đó Hậu Nghệ đang có cuộc sống hạnh phúc với vợ là Hằng Nga, nên đã cất viên thuốc này đi. Vào đêm nọ, nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà, một học trò nổi lòng tham đã đột nhập vào nhà để trộm viên thuốc. Để ngăn viên thuốc bị đoạt mất Hằng Nga đành nuốt viên thuốc.
Sau đó, Hằng Nga đã trở thành tiên và bay lên mặt trăng, phải rời xa người chồng của mình. Vì nhớ thương vợ nên Hậu Nghệ cứ vào mỗi đêm trăng tròn sẽ nặn một loại bánh có hình tròn. Từ đó, người dân Trung Quốc vào mỗi ngày 15/8 âm lịch đều nặn bánh, cúng tổ tiên, làm đèn lồng và coi đây là dịp gia đình được đoàn tụ.
3. Điểm khác biệt giữa Trung thu Việt Nam và Trung Quốc
Tết trung thu Việt Nam và Trung Quốc có nhiều đặc điểm khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng, tục chơi đèn, trang trí đêm rằm và các hoạt động trung thu.
3.1 Tín ngưỡng thờ cúng mặt trăng
Đối với người Việt Nam, hình ảnh mặt trăng gắn liền với đời sống sinh hoạt và mùa vụ nông nghiệp. Nên dịp Tết Trung thu hàng năm chính là lúc khí hậu mát mẻ, dễ chịu và mùa vụ vừa kết thúc nên người dân có thời gian thảnh thơi thưởng trăng mừng mùa vụ bội thu.
Theo truyền thuyết tại Trung Quốc mặt trời và mặt trăng là vợ chồng, các ngôi sao là con cái. Mặt trăng mang phần âm là biểu tượng gắn liền với hình ảnh phồn sinh của người phụ nữ. Ngày rằm tháng 8 hàng năm sẽ tưởng nhớ công lao sinh thành của người phụ nữ.
3.2 Tục chơi đèn lồng
Tết trung thu Việt Nam trẻ em sẽ chơi những chiếc đèn lồng cầm tay rực rỡ có nhiều hình thù khác nhau. Trên đèn lồng thường được làm từ những hoạ tiết mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như hình ảnh các di tích văn hoá hoá lịch sử, chữ thư pháp,... Đèn lồng biểu tượng cho tình cảm gia đình ấm áp, hạnh phúc và ấm no của người Việt.
Người Trung Quốc trong lễ trung thu truyền thống sẽ sử dụng đèn lồng dạng hình tròn và có màu đỏ. Với người Trung Quốc, màu đỏ là biểu tượng cho sự may mắn bình an trong cuộc sống và cho cả khả năng sinh sản của người phụ nữ. Và họ thường treo đèn lồng trước cửa nhà và khắp đường phố.
3.3 Mâm cỗ trung thu
Trong mâm cỗ trung thu của người Việt Nam thường sẽ có bánh trung thu, các loại bánh kẹo, trái cây. Bưởi là loại trái cây được ưa chuộng nhất trong mâm cỗ đêm rằm tượng trưng cho sự may mắn hạnh phúc. Ngoài ra, tuỳ theo vùng miền mâm cỗ cũng sẽ có thêm các loại chè, thạch.
Mâm cỗ trung thu truyền thống của người Trung Quốc ngoài bánh trung thu, một vài loại trái cây sẽ có thêm rượu quế hoa, các món ăn mặn được chế biến từ thịt vịt, ốc sông, cua lông,... Đặc biệt, người Trung Quốc quan niệm uống rượu quế hoa là việc làm tượng trưng cho sự mong cầu về cuộc sống gia đình hạnh phúc.
3.4 Hoạt động khác trong Tết Trung thu
Ở Việt Nam Tết Trung thu truyền thống sẽ có những hoạt động phổ biến như biếu tặng người thân, bạn bè quà Trung thu. Trong đêm rằm ngoài rước đèn, người lớn sẽ tổ chức cho trẻ em những trò chơi dân gian là kéo co, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, phá cỗ trung thu.
Tết Trung thu Trung Quốc thường có trò chơi giải câu đố cực kỳ thú vị, không chỉ các em nhỏ mà người lớn cũng vô cùng thích thú tạo nên không khí náo nhiệt. Ngoài ra, còn phổ biến những hoạt động thả đèn hoa đăng, thả đèn trời để cầu mong bình an và may mắn.
4. Tai Thong - Đơn vị bánh Trung thu nhập khẩu cao cấp
Tai Thong là đơn vị cung cấp bánh trung thu nhập khẩu cao cấp hiện nay, nên bạn đang có nhu cầu lựa chọn bánh trung thu cho gia đình hoặc sử dụng làm quà tặng đều vô cùng phù hợp. Bánh trung thu cung cấp bởi Tai Thong được làm từ những nguyên liệu cao cấp với quy trình sản xuất hiện đại, mang đến hương vị độc đáo và tinh tế.
Tai Thong cam kết mang đến những sản phẩm bánh trung thu chất lượng tốt và an toàn với sức khỏe người sử dụng. Bánh tại Tai Thong với thiết kế đẹp mắt rất phù hợp để sử dụng làm quà tặng. Khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu quà tặng trung thu, Tai Thong sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng làm hộp quà tặng in thông tin doanh nghiệp.
Tai Thong luôn đảm bảo chất lượng bánh trung thu cao cấp, sang trọng, các dịch vụ mua hàng, chính sách hậu mãi, giao hàng chuyên nghiệp mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng. Liên hệ ngay với Tai Thong để được tư vấn về sản phẩm và dịch vụ sớm nhất.
Như vậy, trong bài viết trên Tai Thong đã cung cấp thêm mọi người những điểm khác biệt về ngày trung thu Việt Nam và trung thu Trung Quốc. Tuy có một số điểm khác nhau nhưng về cơ bản đây là ngày Tết trung thu truyền thống ở cả hai quốc gia, đều ăn bánh trung thu và tổ chức nhiều hoạt động thú vị để vui chơi trong dịp này.
Xem thêm: Điểm qua những điều đặc biệt vào Tết Trung thu ở 12 quốc gia châu Á
Nguồn: Sưu tầm