Con nuốc là đặc sản của người dân xứ Huế mỗi khi bắt đầu những ngày hè. Những con nuốc xanh, mềm mại và trong veo, chỉ có kích thước nhỏ như một vòng tròn ngón tay, chúng sống và phát triển trong vùng đầm phá nước lợ ở đầm Cầu Hai và Tam Giang. Điều này làm cho chúng khác biệt hoàn toàn so với những con sứa thường thấy ở biển. Vậy có điều gì làm món nuốc chấm ruốc Huế lại trở nên nổi tiếng trong thời gian gần đây. Cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Con nuốc Huế là gì?
Người Huế thường không đánh vần được chữ “t”, nên chẳng biết từ lúc nào mà con nuốt đã được biết đến với phát âm phổ biến là nuốc. Người dân gốc Huế vẫn thường hay nói vui với nhau là “nuốc tuốc luốc” có nghĩa là “nuốt…. luôn tuốt luốt mà không cần phải nhai”. Nuốc vốn rất lành tính, nên được người dân Cố đô rất ưa chuộng mỗi khi đến mùa.
Khi người ta nhìn thấy con nuốc trong veo, hầu như ai cũng nghĩ rằng chỉ cần vớt lên, rửa sạch là có thể ăn ngay. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Để có thể thưởng thức được con nuốc Huế, quá trình xử lý phải trải qua nhiều bước công phu và tốn kém thời gian. Ban đầu, con nuốc có hình dáng khá lớn, nhưng sau khi được làm sạch, nó chỉ còn lại một phần nhỏ, như một nửa trái chanh, trong vắt và có các chân màu xanh dương trông rất mát mắt. Một con nuốc có đường kính khoảng 20cm sau khi được xử lý, sẽ tự ngót lại chỉ còn khoảng 5cm.
2. Mùa nuốc Huế là khi nào?
Con nuốc, một loại hải sản thanh mát và không gây ngứa như sứa, là nguyên liệu ưa thích của người dân xứ Huế. Mùa nuốc chỉ kéo dài trong những tháng hè nắng, và để thưởng thức hương vị tốt nhất của con nuốc, người ta phải chọn lựa những con tươi mới, không phải loại đã làm khô và ngâm nở có màu vàng đục. Điều đặc biệt là con nuốc chỉ nên được sử dụng trong ngày, vì qua ngày hôm sau, chúng sẽ trở nên không ngon và ngót lại rất nhỏ.
Khi mùa nuốc đến, không chỉ làm cho bữa ăn nơi Cố đô thêm phong phú về màu sắc, mà còn mang lại cảm giác mát lạnh tuyệt vời, giúp làm dịu cơ thể mệt mỏi của cả trẻ em và người lớn. Đồng thời, nó cũng có khả năng làm dịu da, giúp loại bỏ rôm sảy một cách hiệu quả.
Xem thêm: Điểm danh 10 món ngon Đà Lạt nhất định phải ăn
3. Con nuốc Huế và sứa đỏ Hải Phòng có gì khác?
Đa phần, người dân ở các tỉnh thành khác sẽ thường nhầm lẫn nuốc Huế với món sứa đặc trưng Hải Phòng. Trên thực tế, nuốc chỉ là loại cùng họ với sứa, nhưng được đánh giá là lành tính và không kén người ăn như sứa. Nuốc thường sống ở vùng nước lợ còn món ngon sứa đỏ Hải Phòng sẽ sinh sống tại các vùng nước mặn. Thông thường, cả 2 món ăn đặc trưng này sẽ trở lại vào những tháng hè, nhưng thời gian đánh bắt con nuốc Huế sẽ kết thúc sớm hơn.
4. Cách thưởng thức nuốc Huế
Con nuốc Huế là món ăn giải nhiệt ngày hè, lành tính nên không gây dị ứng, khó tiêu nên rất được ưa chuộng. Người dân nơi đây thường lựa chọn thưởng thức nuốc tươi để cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh mát, giòn sần sật đặc trưng.
Chấm cùng với mắm ruốc Huế bỏ thêm tí tỏi băm, cắt thêm vào lát ớt cay nồng, thêm tí chanh và đường. Ăn kèm cùng trái vả tươi, khế chua, chuối chát, rau thơm như húng lủi, bạc hà, tía tô có vị the nhẹ làm tăng hương vị của món nuốc Huế. Bên cạnh đó, mọi người cũng chọn ăn con nuốc chấm ruốc cùng với dưa gang tươi căng mọng, ngọt nước cắt miếng dày vừa.
5. Cách chế biến món bún giấm nuốc
5.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Con nuốc
- Tôm
- Thịt ba chỉ
- Gạch cua
- Đậu phộng
- Cà chua
- Bún tươi
- Bắp chuối bào
- Rau thơm các loại
5.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nuốc sau khi mua về thì rửa sạch qua với thật nhiều lần nước. Sau đó ngâm với lá ổi để giữ được độ giòn, ngọt và hạn chế nuốc bị ngót lại. Khi thưởng thức thức vớt ra, để ráo nước, vắt cho khô rồi ăn liền. Đối với các nguyên liệu khác thì thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Lựa mua những con tôm tươi, bóc vỏ, bỏ đi phần đầu, làm sạch và giữ lại phần thân nguyên thật đẹp mắt. Sau đó nêm nếm với các gia vị cho thật vừa ăn.
- Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và cùng nêm thêm chút gia vị.
- Cà chua bi, bắp chuối bào và các loại rau thơm ăn kèm cũng cần rửa cho thật sạch, để ráo nước trước khi ăn cùng bún.
Bước 2: Nấu nước lèo
Phi dầu cùng hành cho thật thơm, cho phần tôm và thịt ba chỉ đã thấm đều gia vị vào xào cùng, nêm vào đó thêm chút ớt bột. Nấu trên lửa nhỏ khoảng 10 phút để đảm bảo thịt và tôm thấm đều hương vị, sau đó cho thêm nước dùng vào.
Sau khi nêm nếm cho nước dùng phù hợp với khẩu vị của cả nhà, bạn thêm cà chua bi vào và đun sôi thêm lần nữa thì tắt bếp. Nước dùng có màu cam nhẹ từ gạch cua và cà chua bi, tạo nên phần hương vị rất đặc trưng cho món ăn nổi tiếng xứ Huế.
Bước 3: Thưởng thức
Chuẩn bị một cái tô, cho phần bắp chuối bào, rau thơm, tiếp theo là bún tươi, cho ít nước dùng vào, tuy nhiên bạn không nên cho quá đầy. Nêm thêm ít rau mùi, đậu phụng rang giòn tan, vài thìa ruốc và một chút ớt sa tế. Cho nuốc vào cuối cùng là bạn đã có ngay món ngon tuyệt vời cho ngày hè nóng bức.
Món bún ấm nóng, phát ra hương thơm ngào ngạt từ rau củ, nước lèo tôm ngọt đậm, kết hợp với vị béo béo từ bún, đậu phụng, cùng với sự giòn tan và thanh mát của chân nuốc. Tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó phai trong lòng người thưởng thức.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề về con nuốc Huế. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin thú vị về món ăn đặc sản Cố đô những ngày đầu hè. Đừng quên truy cập Tai Thong thường xuyên để cập nhật những món ăn vùng miền hấp dẫn nhé!
Nguồn: Sưu tầm