Bánh trung thu là một món ăn truyền thống mang nhiều ý nghĩa về sự sum vầy, gắn kết trong mỗi dịp Tết Trung Thu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để chọn và tiêu thụ bánh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy khi ăn bánh trung thu cần lưu ý điều gì? Những trường hợp nào nên hạn chế? Hãy cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Những điều phải chú ý khi ăn bánh trung thu
Không ăn bánh hết hạn sử dụng
- Bánh trung thu có thời hạn sử dụng nhất định, cần kiểm tra trước khi ăn.
- Sử dụng bánh quá hạn sẽ dẫn tới bị ngộ độc thực phẩm
- Bảo quản đúng cách sẽ giữ cho bánh luôn tươi ngon và sử dụng được lâu hơn
Không ăn bánh trung thu thay cho những bữa chính trong ngày
- Bánh trung thu có nhiều đường và calo nên không thể thay thế cho những bữa ăn chính.
- Ăn quá nhiều có thể gây tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên ăn bánh vào bữa phụ hoặc dùng làm món tráng miệng.
Tránh ăn bánh cùng với cà phê
- Một số loại cà phê có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
- Kết hợp bánh trung thu với trà thảo mộc nhẹ giúp cân bằng vị ngọt.
- Hạn chế uống cà phê khi ăn bánh để tránh tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Không ăn bánh có chất lượng không tốt, không rõ nguồn gốc
- Chỉ nên chọn mua bánh trung thu từ các thương hiệu uy tín.
- Bánh không rõ nguồn gốc có thể chứa chất bảo quản độc hại.
- Kiểm tra kỹ bao bì, nhãn mác và thành phần trước khi mua.
Xem thêm: Những hậu quả khôn lường khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc
Không nên ăn bánh trung thu quá nhiều và nhanh
Một số lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng, là không nên ăn quá nhiều đồ ngọt cùng một lúc vì không thể kiểm soát được lượng đường ở trong máu, điều này gây khó tiêu và tích tụ chất béo gây tăng cân và béo phì.
Có một mẹo nhỏ mà mọi người thường hay làm đó là cắt nhỏ ra từng miếng ăn chậm rãi, thưởng thức để cảm nhận bánh và không gây khó tiêu.
Xem thêm: Thưởng thức vị sò điệp thượng hạng trong bánh trung thu tai thong
Những trường hợp hạn chế ăn bánh trung thu
Người mắc bệnh tiểu đường
Do người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị tăng đường huyết vì trong bánh trung thu có chứa lượng đường cao. Nếu bị tiểu đường thì hãy nên chọn hoặc đặt riêng bánh để tránh không bị ảnh hưởng sức khỏe.
Người bị béo phì hoặc đang giảm cân
Vì hàm lượng calo trong bánh rất cao nên nếu bạn là một người giảm cân hoặc béo phì thì nên hạn chế sử dụng bánh trung thu nhé.
Tốt nhất là nên đặt riêng để có thể kiểm soát được lượng đường có trong bánh thì người giảm cân và béo phì sẽ được thoải mái hơn trong việc ăn bánh mà không lo bị thừa cân.
Người có vấn đề về đường tiêu hóa
Bánh trung thu rất khó tiêu nên nếu có vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa thì không nên ăn bánh để tránh tình trạng bị đầy bụng.
Lời khuyên của Tai Thong là nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa thì không nên dùng bánh trung thu hoặc những sản phẩm nhiều đường để giữ cho sức khỏe luôn ổn định.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị rối loạn khi ăn bánh trung thu.
Ngoài ra, thì nguy cơ bị mắc nghẹn do không nhai kỹ cũng sẽ rất nguy hiểm tới trẻ nên hãy chú ý điều này khi cho trẻ sử dụng bánh trung thu nha.
Gợi ý cách lựa chọn và ăn bánh trung thu lành mạnh
Lựa chọn bao bì
- Chọn bánh có bao bì nguyên vẹn, không rách hoặc có dấu hiệu bị mở trước đó.
- Bánh có màu sắc tự nhiên, không quá bóng hoặc có mùi lạ.
Các thành phần trong bánh trung thu
- Ưu tiên các loại bánh có thành phần ít đường, ít chất béo.
- Chọn bánh nhân hạt, đậu xanh hoặc trà xanh để giảm lượng calo.
- Tránh các loại bánh có quá nhiều nhân sữa hoặc trứng muối.
Chia đều khẩu phần ăn trong ngày
- Chỉ nên ăn 1/4 đến 1/2 chiếc bánh một ngày để tránh bị dư thừa năng lượng.
- Không ăn quá khuya sẽ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trước khi ngủ.
Tai Thong rất hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cách mua và sử dụng bánh trung thu để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy nhớ những lưu ý này để có một mùa trung thu trọn vẹn bên gia đình nhé.
Nguồn: Sưu Tầm