Ý nghĩa của mặt trăng trong tín ngưỡng Phuơng Đông

Tai Thong

Tin tức

2023 Tháng 06

Ý nghĩa của mặt trăng trong tín ngưỡng Phuơng Đông

    Chắc hẳn trong mỗi chúng ta khi còn nhỏ thường tự hỏi tại sao mặt trăng luôn đi theo về phía mình. Vầng trăng đã gắn bó với tuổi thơ qua từng khía cạnh của cuộc sống, từ những câu thơ, bài ca cho đến những câu chuyện cổ tích mẹ kể. Bên cạnh đó, mặt trăng còn ẩn chứa những ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng phương đông. 

    1. Mặt trăng trong văn hóa phương Đông

    1.1 Ý nghĩa của mặt trăng trong tín ngưỡng phương Đông

    su tich hang nga

    Một truyền thuyết được người Việt biết đến nhiều nhất đó là hình ảnh mặt trăng và Hằng Nga xuất phát từ Trung Quốc. Tương truyền rằng Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai vợ chồng và cũng là thần sống ở thượng giới. Một hôm, Hậu Nghệ ra tay sát phạt chín trong mười mặt trời cũng chính là mười người con trai của Ngọc Hoàng để bảo vệ nhân gian khỏi sự tàn phá. Mặc dù được sự nhờ vả của Ngọc Hoàng nhưng vì mất tới chín người con nên người đã tức giận và tước đi sự bất tử của hai vợ chồng Hằng Nga - Hậu Nghệ và đày họ xuống hạ giới. 

    chuyen tinh hau nghe hang nga

    Để tìm lại sự bất tử, Hậu Nghệ đến tìm Tây Vương Mẫu, được người cho một viên thuốc và dặn mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có thể lấy lại được sự bất tử đó. Vì tính tò mò nhưng chưa biết rõ sự việc nên Hằng Nga đã nuốt nhầm cả viên và ngay lập tức bị sức mạnh của viên thuốc làm cho bay lên trời và bay mãi cho đến cung trăng. 

    Ngày nay hình ảnh mặt trăng gắn với Hằng Nga hay tại Việt Nam còn biết đến là Chị Hằng đã trở thành biểu tượng in sâu trong tiềm thức của người hiện đại.

    chi-hang   

    1.2 Mặt trăng trong đời sống xã hội

    Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, mặt trăng trở thành đối tượng được nghiên cứu và tìm hiểu, tiêu biểu là chiêm tinh học và thiên văn học. Chu kì của mặt trăng quay quanh trái đất cũng được ứng dụng để tạo ra Âm Lịch - loại lịch khá phổ biến ở các nước châu Á khi dùng để đo lường các dịp hoạt động tín ngưỡng cũng như sản xuất nông nghiệp. Tại Việt Nam, các ngày như đầu tháng và giữa tháng được xem trọng và thường diễn ra các hoạt động tín ngưỡng như cúng kiến và lễ hội lớn. 

    tet trung thuMặt trăng còn là biểu tượng phong thủy được sử dụng trong kiến trúc xây dựng đền, miếu, lăng tẩm,...Mặt trăng quay quanh mặt trời còn là sự dung hòa giữa âm và dương và biểu hiện dưới các dạng năng lượng trong vũ trụ. Mặt trăng còn tượng trưng cho người phụ nữ về mặt tình yêu, sự phục hồi, ôn nhu và những tính chất khác.

    Về mặt khoa học, mặt trăng chính là yếu tố tác động đến lượng thủy triều trên trái đất, thủy triều có thể mang đến cơ hội và cũng chính là tai họa dựa vào sự đo lường và các hoạt động sinh tồn trên bãi biển và sông ngòi. Cũng vì thế, mặt trăng được xem là biểu tượng tâm linh và được tôn thờ ở nhiều nền văn hóa. 

    Nhật Bản chính là nơi thể hiện sự tôn thờ mặt trăng nổi bật nhất ở châu Á, cùng với mặt trời, mặt trăng trong tín ngưỡng của người Nhật chính là vị thần bảo trợ cho sản xuất, đời sống tinh thần. 

    Các hiện tượng tự nhiên liên quan tới mặt trăng như nhật, nguyệt thực, siêu trăng hay trăng máu cũng một phần nào ảnh hưởng đến sự tò mò và trí tưởng tượng của con người. 

    2. Mặt trăng và Tết Trung Thu

    Giống như nhiều nước trên thế giới, tết trung thu được diễn ra vào ngày rằm của tháng tám âm lịch hằng năm, đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Mỗi nền văn hóa khác nhau là một tên gọi khác nhau như Chuseok (Hàn Quốc), Otsukimi (Nhật Bản),... chung quy lại đều hướng đến những hoạt động như tôn vinh mặt trăng, tạ ơn cho vụ mùa bội thu. 

    Tại Việt Nam, Tết Trung Thu còn là tết Đoàn Viên và Tết của thiếu nhi. Vào dịp này mỗi năm, các hoạt động như rước đèn và làm bánh trung thu cũng như những buổi gặp mặt quay quần với nhau được diễn ra. 

    Đây cũng được xem là ngày lễ tri ân và tưởng nhớ, doanh nghiệp thì tri ân khách hàng và những cống hiến của nhân viên trong một năm vừa qua, con cháu nhớ về cội nguồn của tổ tiên hay đơn giản chỉ là sự kết giao các mối quan hệ cộng đồng. 

    tet trung thu

    Tết trung thu cũng chính là dịp các thương hiệu bánh tự do sáng tạo những chiếc bánh và quà tặng trung thu để mang đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Hình ảnh mặt trăng có thể xem là biểu tượng tiêu biểu được sử dụng phổ biến trong các thiết kế hộp quà tặng cũng như là biểu tượng của chiếc bánh nướng tròn đầy.

    banh trung thu tai thong       

    Tai Thong là thương hiệu bánh chuyên đi đầu trong lĩnh vực quà tặng trung thu, các thiết kế quà tặng của Tai Thong luôn lấy cảm hứng từ hình ảnh và ý nghĩa của mặt trăng, với thông điệp sáng tạo và góp phần kết nối các mối quan hệ dành riêng cho người Việt.

    3. Thông tin liên hệ:

    Mọi thông tin chi tiết về chính sách mua hàng hoặc phân phối sản phẩm bánh trung thu và quà tặng trung thu Tai Thong, quý khách vui lòng liên hệ:

    Hotline: 0865 673 988 - 0333 838 635

    Email: order@taithong.com.vn

    Fanpage: https://www.facebook.com/TaiThongPremium 

    TAI THONG® - Thương hiệu quà tặng Bánh Trung Thu cao cấp và Quà Tết hàng đầu Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn nhiều năm liền.

    Được bảo hộ và thuộc sở hữu độc quyền của CÔNG TY TNHH BÁNH TAI THONG.    

     

     

    Zalo
    Hotline