Tết Trung thu còn được biết đến là Tết Đoàn viên, là ngày lễ đặc biệt được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau quây quần, cùng nhau ăn bánh Trung thu, ngắm trăng, phá cỗ. Mùa Tết. Trung thu 2024 đang đến gần, vậy bạn đã biết mùa lễ này mang những giá trị thiêng liêng như thế nào chưa? Hãy cùng Tai Thong tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu ngay qua nội dung dưới đây.
1. Trung thu tượng trưng cho Đoàn Viên
Tết Trung thu được diễn ra vào rằm tháng 8, tức là ngày 15 tháng 8 âm lịch hay lịch của người Châu Á, lịch mặt trời. Người xưa thường hay nói rằng Tết Trung thu là Tết đoàn viên. Bởi vì vào ngày này đêm trăng sáng tỏ nhất trong năm. Từ đó, ông bà ta lấy hình ảnh trăng trong để nói về sự viên mãn, đầy đủ và hạnh phúc.
Vào ngày Tết đoàn viên này, con cháu, người thân trong gia đình sẽ trở về với quê hương để quay quần bên mâm cơm đoàn tụ. Mọi người sẽ cùng ngắm trăng và trò chuyện cùng nhau. Khắp các ngõ phố, tiếng cười, ca hát, đùa giỡn của trẻ em vang dội.
Người lớn sẽ kể lại quá trình ông cha ta xây dựng và giữ gìn đất người. Ông bà bố mẹ dạy con cách đối nhân xử thế. Thế hệ trẻ cũng chia sẻ cùng nhau những câu chuyện học hành, dự định tương lai. Từ đó, mọi người trong gia đình sẽ thấu hiểu nhau hơn.
Tư tưởng và suy nghĩ của các thế hệ sẽ được gần lại, xóa mờ khoảng cách về thời đại. Tết Trung thu còn đem đến không khí lễ hội dân gian với những trải nghiệm yên bình khiến mỗi khi nhớ lại đều mang đến cảm xúc bồi hồi trong lòng mỗi người.
Xem thêm: Tết Trung thu 2024 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày đếm ngược?
2. Trung thu là lòng biết ơn trời đất về mùa màng bội thu
Cũng như các phong tục, tập quán khác của dân tộc ta, Tết Trung thu còn là thời điểm để người nông dân tạ ơn thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Đầu tiên, theo văn hóa và lễ hội, Tết Trung thu tại Việt Nam được xếp vào loại “hội mùa”.
Đây được hiểu là một sinh hoạt văn hóa theo mùa, một ngày nghi thức trong nông nghiệp: “Rằm tháng tám âm lịch, ngày trăng sáng nhất trong năm”. “Xuân thu nhị kỳ”, theo nông lịch cổ truyền, đây là thời gian “nông nhàn”. Tháng tám là thời điểm người nông dân được dịp nghỉ ngơi.
Lúc này, lúa mới vừa được cấy xong, hoa màu phụ cũng đã gieo trồng mà chưa mới mùa thu hoạch. Nhân dịp này, các lãng xã tổ chức lễ hội cho dân chúng vui chơi, cho người người đoàn tụ, gặp gỡ…
Hơn hết, lễ hội này cũng bày tỏ lòng thành kín và biết ơn thần linh đã che chở cho cuộc sống của người dân. Đó là lúc họ hiểu rõ hơn về những lễ nghi, thuần phong mỹ tục của làng mình, quê hương mình để không lãng quên, để làm gương cho con cháu noi theo.
Bên cạnh đó, với người nông dân sống bằng nghề trồng lúa nước thì Trung thu còn là thời điểm để họ ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Họ cũng quan niệm rằng nếu trăng mùa thu có màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Còn nếu trăng ngày Tết Trung thu màu xanh lục thì năm ấy sẽ có thiên tai, trang màu cam thì đất nước sẽ thịnh trị.
Xem thêm: Tết Trung thu có tên gọi khác không? Bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2024?
3. Trung thu là dịp để trẻ em thỏa thích vui chơi
Trung thu còn được xem là “Tết thiếu nhi thứ hai” của trẻ em Việt Nam. Vào ngày này, các bé sẽ cùng bố mẹ gắn kết, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ, rước đèn ông sao, thưởng thức bánh Trung thu và tham gia các trò chơi dân gian. Ngoài ra, Tết Trung thu còn liên quan đến những câu chuyện truyền thuyết dành cho trẻ em như sự tích về chị Hằng và chú Cuội, thu hút sự tò mò, say mê của các em nhỏ.
Với những yếu tố đó, Tết Trung thu trở nên huyền bí, lung linh và có tầm ảnh hưởng lớn đến tiềm thức của các bé về sau. Đặc biệt, sự tất bật chuẩn bị của người lớn để đón mùa Tết Trung thu cũng cho thấy tầm quan trọng của trẻ em đối với xã hội.
Tết Trung thu mang các em lên vị trí trung tâm, đặt các em vào tình yêu thương, được nâng niu, trân quý. Hơn bao giờ hết, các bé sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng và ấm áp của tình thân, gia đình cũng như sự đoàn kết của một cộng đồng văn minh.
4. Trung thu chất chứa bao ký ức về tuổi thơ
Tết Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của người dân Việt Nam. Đây là dịp để gia đình quây quần, cùng nhau tham gia vào các hoạt động như trang trí nhà cửa, rước đèn, làm bánh… Những trải nghiệm này không chỉ tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi mà còn gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, khắc sâu vào ký ức của tuổi thơ mỗi người.
5. Tết Trung thu là dịp để phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp
Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống lâu đời nhất của người dân Việt Nam. Mọi người sẽ được tham gia vào các hoạt động thú vị vào ngày lễ đặc biệt này.
5.1 Rước đèn
Rước đèn là hoạt động được các bé nhỏ vô cùng yêu thích trong dịp Tết Trung thu. Trẻ em và các bậc phụ huynh sẽ cùng chuẩn bị làm nên những chiếc đèn lồng xinh đẹp, đầy màu sắc. Ánh sáng lung linh từ chiếc đèn lồng tạo nên không gian thơ mộng, kỳ diệu cho bầu trời đêm. Đây chắc chắn là hoạt động thú vị và để lại nhiều kỷ niệm đẹp cho tuổi thơ của các em nhỏ.
5.2 Múa lân sư rồng
Múa lân và sư rồng là hai hình ảnh tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy và bài trừ quỷ dữ. Đây chắc chắn sẽ là hoạt động mà các bé sẽ rất thích thú bởi màu sắc bắt mắt và tiếng trống rộn rã. Hãy dẫn con em mình đến xem và hòa cùng không khí vui nhộn trong dịp Trung thu 2024 sắp đến bạn nhé!
5.3 Phá cỗ
Tết Trung thu mà mất đi hoạt động phá cỗ thì sẽ mất đi ý nghĩa của ngày lễ truyền thống này. Khi làm xong mâm cúng rằm tháng 8, mọi người cùng tụ tập để tham gia phá cỗ.
Mâm cỗ cúng ngoài trời sẽ gồm có bánh dẻo, bánh nướng, kẹo, hoa quả và được bày thêm các loại đèn ông sao, đèn lồng đủ màu sắc. Trẻ em vừa phá cổ vừa cầm đèn lồng múa hát vui nhộn. Người lớn sẽ cùng nhau thưởng thức bánh Trung thu và trà ấm dưới ánh trăng tròn.
Xem thêm: Trò chơi Trung thu tuổi thơ vui nhộn cho bé vào đêm trăng tháng 8
5.4 Thưởng thức bánh Trung thu
Trung thu là dịp Tết Đoàn viên để mọi người trong gia đình cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh Trung thu. Các thành viên trong gia đình sẽ chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống với nhau để gắn kết nhau hơn. Dưới ánh trăng tròn, ngâm nhi hương vị của bánh hòa với vị chát, đắng của trà mới là tuyệt vời là bao.
5.5 Chuẩn bị mâm cỗ
Mọi gia đình tại Việt Nam còn cần chuẩn bị mâm cỗ vào ngày Tết Trung thu để bày tỏ lòng thành kính với đất trời, tổ tiên. Tùy vào từng vùng miền mà mâm cỗ sẽ khác nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm có bánh Trung thu, hương, hoa, nến, đèn, bưởi, chuối… và mâm cỗ mặn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu. Để đón Trung thu 2024 trọn vẹn nhất đừng quên ghé Tai Thong ngay để tham khảo những set quà Trung thu độc đáo, ý nghĩa dành tặng người thân mình bạn nhé!
Nguồn: Tham khảo