Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Thiên Chúa Giáo, không chỉ đánh dấu sự kiện Phục Sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết, mà còn là biểu tượng của sự tái sinh và hy vọng. Vậy ý nghĩa của ngày lễ này ra sao và biểu tượng của lễ Phục Sinh là gì? Hãy cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
1. Lễ Phục Sinh 2024 là ngày gì? Còn bao nhiêu ngày đếm ngược?
Lễ Phục Sinh trong tiếng Anh là Easter Day, là ngày kỷ niệm sự kiện Phục sinh của chúa Giêsu sau cái chết của Ngài trên cây thập tự giá, đánh dấu sự chiến thắng của sự sống trên cái chết và tội lỗi. Lễ Phục Sinh không chỉ tượng trưng cho sự tái sinh và hy vọng mà còn với thông điệp rằng sự yêu thương và lòng từ bi với sức mạnh vô bờ.
Lễ Phục Sinh 2024 sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, ngày 31 tháng 3, như vậy chỉ còn 3 ngày đếm ngược là Lễ Phục Sinh sẽ diễn ra.
2. Nguồn gốc của lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh là ngày tưởng niệm sự kiện Phục Sinh của chúa Giêsu sau cái chết của Ngài trên cây Thánh giá, là biểu tượng cho chiến thắng của sự sống trên cái chết và nguồn gốc của niềm hy vọng cho người tin. Ngày này được tính theo lịch Mặt Trăng và thay đổi mỗi năm, thường rơi vào Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn đầu tiên sau ngày xuân phân, tức là có thể rơi vào từ ngày 22/3 đến ngày 25/4 và được các tín đồ chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
3. Ý nghĩa của lễ Phục Sinh
Sự Phục Sinh của Chúa từ cõi chết được coi là sự chiến thắng của sự sống trên cái chết, mang lại hy vọng về sự sống đời đời cho những người tin theo. Thông qua sự hy sinh của Chúa Giêsu, Lễ Phục Sinh tượng trưng cho sự tha thứ tội lỗi, mở ra cánh cửa để con người quay trở lại với Chúa. Đó cũng là lý do người theo đạo thường xướng ca trong ngày lễ này.
Lễ Phục Sinh còn là ngày lễ của niềm hy vọng vì thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài sau bao ngày Đông giá rét, là dịp để gia đình và cộng đồng đoàn tụ, chia sẻ niềm vui và sự ấm áp qua các bữa tiệc và những nghi lễ khác.
4. Các hoạt động trong ngày lễ Phục Sinh
Ngày Lễ Phục Sinh được đánh dấu bằng nhiều hoạt động đa dạng, phản ánh ý nghĩa tâm linh và truyền thống văn hóa tôn giáo. Dưới đây là một số hoạt động phổ biến:
- Ăn chay kiêng thịt hãm mình: Trong 2 ngày Lễ tro và thứ 6 tuần Thánh trước lễ thì mọi người sẽ ăn chay kiêng thịt, kiêng đồ ăn vặt và kiêng những nhu cầu không cần thiết. Những phần tích góp được của 2 ngày này thường sẽ tặng cho người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
- Xếp hình lá lấy từ Lễ lá: Mọi người sẽ xếp lá nhận từ ngày lễ lá trước đó thành các hình dạng khác nhau tùy ý dựa vào sự khéo léo của mỗi bản thân.
- Đi đàng thánh giá: Mọi người sẽ ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Chúa Giêsu từ khi bị bắt tới khi Chua qua đời.
- Rửa chân: Hoạt động này được xem như lời dặn của Chúa trước khi bị bắt rằng phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào, thể hiện sự đoàn kết, yêu thương và chia sẻ giữa con người với con người.
- Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: Dựa theo câu chuyện chúa Giêsu bị bắt cho tới khi chết.
5. Lễ Phục Sinh 2024 có được nghỉ không?
Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng của Thiên Chúa Giáo nên các giáo dân buộc phải tham dự, thường sẽ diễn ra vào Chủ Nhật, vì vậy giáo dân thường sẽ tham dự được. Vào ngày này, mọi người sẽ nghỉ làm việc, dừng các hoạt động buôn bán để tham gia ngày lễ một cách trọn vẹn.
6. Có cần ăn chay trong ngày lễ Phục Sinh không?
Vào Lễ Phục Sinh, việc ăn chay được xem là một phần của truyền thống tôn giáo. Trong thứ sáu Tuần Thánh, trước lễ Phục Sinh, giáo dân thường thực hiện thực đơn chay, để tôn vinh sự hy sinh của Chúa trên cây Thánh Giá. Tuy nhiên, việc ăn chay trong ngày lễ này không phải là bắt buộc, mà là sự lựa chọn của cá nhân dựa trên đức tin và tín ngưỡng của mỗi người.
Lễ Phục Sinh nhắc nhở về sức mạnh của sự hy sinh, tái sinh và lời hứa của một tương lai tươi sáng. Đây là thời điểm để chúng ta đoàn kết, yêu thương, chia sẻ niềm vui và tìm kiếm sự hy vọng tươi sáng trong tương lai. Tai Thong chúc các bạn có một mùa Lễ Phục Sinh thật nhiều ý nghĩa và niềm vui. Hãy theo dõi Tai Thong để biết thêm nhiều bài viết hay và bổ ích nhé! Cảm ơn các bạn.
Xem thêm: Tết Trung thu 2024 vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày đếm ngược?
Nguồn: Sưu tầm