Lễ Phật Đản là ngày mấy? Những hoạt động trong ngày lễ

Tai Thong

Tin tức

2024 Tháng 05

Lễ Phật Đản là ngày mấy? Những hoạt động trong ngày lễ

    Trong Phật Giáo, lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng, dịp linh thiêng của mọi Phật tử trên khắp thế giới. Vì ngày này đã diễn ra các sự kiện quan trong đánh dấu sự khởi đầu của đạo Phật. Vậy nên, trong bài viết sau đây cùng Tai Thong tìm hiểu lễ Phật Đản ngày mấy, ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào nhé. 

    1. Lễ Phật Đản là gì?

    Lễ Phật Đản là một ngày lễ lớn trong đạo Phật được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất - Đạt - Đa. Ngày này còn có tên gọi khác là Vesak và tùy theo mỗi quốc gia mà sẽ tổ chức Lễ vào ngày 8/4 hoặc 15/4 âm lịch hàng năm. Ngày này là một trong 3 ngày lễ quan trọng của Phật giáo tạo thành Lễ Tam hợp được Liên Hợp Quốc gọi là Đại lễ Vesak. 

    Lễ Phật Đản kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất - Đạt - Đa

    2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản

    Để hiểu rõ hơn về ngày lễ quan trọng này trong đạo Phật, sau đây cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phật Đản.

    2.1 Nguồn gốc

    Ngày lễ Phật Đản hay còn được gọi là lễ Phật đản sinh, ngày lễ này được tổ chức để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, sinh ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak tại vườn Lâm Tì Ni. Theo quan điểm của người Ấn Độ cổ thì tháng Vesak được cho là tháng tâm linh. 

    Các quốc gia theo Phật giáo Nam truyền còn gọi là Phật giáo tiểu thừa giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật là vào ngày trăng tròn tháng Vesak theo lịch Ấn Độ cổ. Đồng thời, ngày này cũng là ngày Đức Phật thành đạo và Đức Phật niết bàn. Nên các nước theo Phật giáo Nam truyền đã tổ chức 3 ngày lễ này trong một ngày gọi là Đại lễ Tam Hợp hay Đại lễ Vesak, vào ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch. 

    Ngày Phật Đản bắt nguồn từ ngày trăng tròn trong tháng Vesak của người Ấn Độ cổ

    Trong quá trình phát triển của Phật giáo, ngày Phật Đản được tổ chức ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền còn được gọi là Phật giáo đại thừa. Do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa nên ngày sinh của Đức Phật theo lịch của người Ấn Độ cổ sang lịch Trung Hoa đã dịch chuyển sang ngày 8/4 âm lịch. 

    Do đó, trước đây một số quốc gia Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền trong đó có Việt Nam sẽ tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Sau đó từ Đại hội Phật giáo thế giới diễn ra lần đầu tiên tại Colombo, Tích Lam vào năm 1950, có 26 quốc gia tham dự đã thống nhất ngày Phật Đản quốc tế là 15/4 tức ngày rằm tháng 4 âm lịch. 

    Kể từ sự kiện này các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh vào 15/4 âm lịch hàng năm. Sau này ngày 15/12/1999, để tôn vinh giá trị đạo đức văn hoá từ tư tưởng hòa bình của Đức Phật, theo đề nghị của 24 quốc gia có đạo Phật, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận Đại lễ Vesak là lễ hội văn hoá, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc. 

    Xem thêm: Bỏ túi 50+ lời chúc ngày của mẹ ý nghĩa, yêu thương đong đầy 

    2.2 Ý nghĩa

    Lễ Phật Đản là dịp quan trọng để Phật tử trên toàn thế giới tôn vinh sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đánh dấu sự khởi đầu của đạo Phật. Đây là cơ hội để giới Phật tử suy ngẫm về hành trình và con đường đi của Đức Phật trên trần thế. Ngài đã từ bỏ tất cả để để dấn thân khám phá và chứng nghiệm về sự khổ của cuộc đời. 

    Lễ Phật đản giúp con người chiêm nghiệm và thực hành lời dạy của Đức Phật

    Do đó vào ngày này, ngoài tưởng nhớ đến Đức Phật còn mang ý nghĩa nhắc nhở Phật tử không ngừng tu tập, buông bỏ những điều xấu để đạt được sự an yên trong tâm hồn và hạnh phúc. Những điều ngài dạy đã vượt lên sự ràng buộc của những đạo lý thông thường để trở thành lẽ phải, lối sống cho những ai mong muốn cuộc sống thực sự hạnh phúc. 

    Lễ Phật Đản là cơ hội để mỗi người nhìn vào cái tâm bên trong mình để chiêm nghiệm những lời dạy của Đức Phật để nhận ra những thiết sót để có ý chí thực hiện những lời được dạy trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó để rèn luyện tâm hồn trở thành những con người tốt hơn, góp phần lan toả lòng từ, tấm lòng quảng đại giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

    3. Thời gian diễn ra lễ Phật Đản

    Như vậy sẽ có nhiều người thắc mắc Lễ Đức Phật đản sinh ngày mấy, được tổ chức vào ngày nào năm 2024, thì thời gian diễn ra là vào ngày 15/4 âm lịch. Như vậy, lễ Phật Đản 2024 sẽ diễn ra vào thứ 4 ngày 22/5/2024 dương lịch, chính là ngày 15/4 âm lịch. 

    Lễ Phật Đản 2024 diễn ra vào ngày 22/5 dương lịch

    4. Nên làm gì trong ngày lễ Phật Đản 

    Trong ngày lễ Phật Đản, hầu hết các ngôi chùa, đền ở Việt Nam đều tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh. Bên cạnh các lễ kỷ niệm được tổ chức tại các chùa đền, thì trong ngày này bạn nên thực hiện một số việc làm ý nghĩa như: Đi lễ chùa cầu bình an, nghe thuyết giảng tại Chùa, làm từ thiện hoặc ăn chay, phóng sinh,...

    4.1 Đi lễ chùa cầu bình an

    Đi lễ chùa cầu bình an là việc làm ý nghĩa mà quý Phật tử nên làm vào ngày lễ Phật Đản để tưởng nhớ về Đức Phật. Việc đến chùa cầu nguyện không chỉ thể hiện tấm lòng tưởng nhớ của bạn đến Đức Phật mà còn để tâm hồn bạn được bình an, thanh tịnh, cầu xin một cuộc sống bình an, thuận lợi. 

    Đi lễ chùa cầu bình an làm việc làm ý nghĩa

    Vào ngày này tại chùa tổ chức nhiều hoạt động như nghi thức tắm Phật, diễu hành, thả đèn hoa đăng,... bạn cũng có thể đến chùa để tham gia những hoạt động ý nghĩa này. Vậy nên, khi đã biết lễ Phật Đản ngày mấy rồi, bạn hãy sắp xếp thời gian để có thể đến chùa đi lễ vào ngày này nhé. 

    4.2 Nghe thuyết giảng tại Chùa

    Đối với mỗi người Phật tử tham gia nghe thuyết giảng tại chùa là cách tốt nhất để hiểu về giáo lý đạo Phật và biết cách áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Các bài giảng tại chùa sẽ để con người hướng về tâm hồn, về sự giác ngộ và hướng mỗi người sống theo luân lý của Phật pháp.

    Nghe thuyết giảng ở chùa là cách tốt nhất để hiểu về đạo lý Phật pháp

    Vì vậy, các Phật tử hãy dành ngày này như một cơ hội tốt giúp tăng cường đức hạnh, lòng từ bi, làm sạch tâm hồn để có cuộc sống ý nghĩa hơn mỗi ngày. Không chỉ vậy, mỗi Phật tử đức độ, hành động đúng mực sẽ giúp lan tỏa sự tử tế và tấm lòng nhân ái của mình trong xã hội. 

    4.3 Ăn chay, phóng sinh

    Ăn chay và phóng sinh là những hình thức hướng về Phật được áp dụng phổ biến hiện nay giúp tâm hồn con người được an yên. Khi làm việc này bằng cả tấm lòng của mình thì nó sẽ không chỉ là việc làm đơn thuần mà giúp con người gạt bỏ muộn phiền, tu tâm tích đức cho cả bản thân và những người trong gia đình.

    Ăn chay, phóng sinh giúp con người thanh sạch và an yên

    Do đó, trong lễ Phật Đản người Phật tử thường ăn chay niệm Phật để tinh thần thanh sạch và an yên. Việc này kết hợp với phóng sinh sẽ giúp họ tăng cường ý chí, sự kiên nhẫn, và có khả năng kiểm soát bản năng tốt hơn.

    4.4 Làm từ thiện

    Làm từ thiện là hoạt động ý nghĩa mang tính nhân văn cao cả mà Phật tử nên thực hiện trong ngày này. Điều này không chỉ giúp con người chúng ta bồi đắp thêm lòng từ bi, quảng đại mà còn giúp đỡ được nhiều người khó khăn khác trong cuộc sống. 

    Làm từ thiện là hành động nhân văn Phật tử nên làm

    Lễ Phật Đản là dịp thích hợp để các Phật tử thực hành lòng quảng đại của mình giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn. Đây là hành động thiết thực để lan tỏa lòng nhân ái, lá lành đùm lá rách trong xã hội hiệu quả. 

    Trong bài viết trên Tai Thong đã chia sẻ đến các bạn các thông tin ý nghĩa về ngày Phật Đản. Đây là cơ hội để quý Phật tử thực hành lời dạy của Đức Phật. Trong ngày lễ Phật Đản năm 2024 hy vọng mọi người sẽ thực hành được thật nhiều việc làm ý nghĩa. 

    Nguồn: Sưu tầm 

    Zalo
    Hotline