Làm gì trong ngày 30 Tết cuối cùng của thập kỷ?

Tai Thong

Tin tức

2024 Tháng 01

Làm gì trong ngày 30 Tết cuối cùng của thập kỷ?

    Ngày 30 Tết, đánh dấu bước ngoặt cuối cùng của năm cũ, mang theo những mong chờ về khởi sắc tốt đẹp hơn trong năm mới. Người Việt thường dành ngày này để chuẩn bị lễ cúng, làm sạch nhà cửa, và đón chào năm mới với mong đợi những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, ngày 30 Tết năm nay lại đặc biệt hơn cả, phải đến gần 10 năm sau bạn mới lại được tận hưởng đêm giao thừa ngày 30. Vậy chúng ta nên làm gì được đón nhận trọn vẹn những may mắn? Hãy cùng Tai Thong tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

    1. Ý nghĩa của ngày 30 Tết

    Ngày 30 Tết hay còn được biết đến như bữa liên hoan cuối năm, là một nghi lễ đặc biệt, đánh dấu sự kết thúc của mọi hoạt động trong năm cũ và bắt đầu những điều tốt đẹp trong năm mới. Ở Việt Nam, Tất niên thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm theo lịch Âm (ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được biết đến là ngày 30 Tết). Tuy nhiên, vẫn có những năm Tất niên được diễn ra vào ngày 29 Tết nếu không có 30.

    ý nghĩa ngày 30 tết

    Bữa cơm Tất niên chiều 30 Tết không chỉ là bữa ăn, mà còn là lễ kết nối mọi thành viên và thế hệ trong gia đình. Theo truyền thống, số lượng con cháu đông đủ cùng nhau tham gia bữa tiệc Tất niên vào ngày 30 Tết không chỉ là biểu hiện của sự đoàn kết mà còn là dấu hiệu cho gia đình đó đầy phúc, lộc và may mắn.

    Đây cũng là thời điểm quan trọng để mọi người trong gia đình có thể đoàn tụ sau một năm dài, chia sẻ những câu chuyện và kỷ niệm. Phụ thuộc vào vùng miền, bữa tiệc Tất niên có thể mở rộng thêm, mời các khách mời đặc biệt như hàng xóm hay bạn bè thân thiết.

    Xem thêm: Giao thừa có ý nghĩa như thế nào trong năm mới?

    2. Tại sao 10 năm nữa mới có ngày 30 Tết?

    Theo quan điểm lâu đời và sâu sắc của người Á Đông nói chung cũng như người Việt Nam nói riêng, thời điểm thiêng liêng nhất trong năm chính là khoảnh khắc Giao thừa - lúc đất trời và con người hòa mình vào cùng một nhịp. Đây là thời điểm gạc bỏ đi tất cả cảm xúc, niềm vui và nỗi buồn của năm cũ, cũng như là lúc cầu mong cho những điều tốt lành nhất trong năm mới.

    10 năm nữa mới có ngày 30 tết

    Năm 2024, chúng ta sẽ được trải qua khoảnh khắc giao thừa trong ngày 30 Tết. Nhưng bắt đầu từ sau năm nagy, ngày giao thừa sẽ chỉ xuất hiện vào ngày 29 Tết, kéo dài đến năm Nhâm Tý 2033. Theo quan sát thiên văn học, Âm lịch hiện hành được sắp xếp theo vận động thiên văn của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Một trong những quy luật quan trọng là đảm bảo rằng trái đất, mặt trăng và mặt trời phải cùng nằm trên một đường thẳng, với điều kiện là người quan sát ở trên mặt đất không thấy mặt trăng vào thời điểm nguyệt thực, và mỗi tháng phải bắt đầu từ mùng 1.

    Tuy nhiên, chu kỳ biến động của mặt trăng từ trăng tròn đầy qua trăng khuyết bình quân khoảng 29,53 ngày. Do đó, số ngày của mỗi tháng trong lịch  m phải là số chẵn, dẫn đến việc có tháng nhiễu và tháng thiếu. Theo Lịch vạn niên, năm 2023 sẽ có ngày 30 tháng Chạp. Nhưng chỉ đến năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp, và trong khoảng thời gian từ 2025 đến 2032, tháng Chạp sẽ chỉ kéo dài 29 ngày.

    3. Ngày 30 Tết cuối cùng của thập kỷ làm gì để được may mắn?

    Ngày 30 Tết của cuối trong thập kỷ thật đặc biệt. Phải đến 10 năm sau chúng ta mới được đón giao thừa vào ngày 30. Vậy nên làm điều gì để thật may mắn trong năm mới? Cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp sau đây.

    3.1 Chuẩn bị mâm cúng

    Ngày 30 Tết, đại đa số gia đình đều chuẩn bị mâm cúng tất niên truyền thống trên bàn thờ gia tiên, thần phật của gia đình mình. Theo truyền thống Việt Nam, lễ cúng được phân thành hai phần mâm cúng gia tiên được dựng tại bàn thờ trong nhà và mâm cúng thiên địa được sắp đặt ngoài sân trước nhà.

    mâm cúng 30 tết

    Việc chuẩn bị lễ cúng cần phải tận tâm và đầy đủ là cách để gia chủ thể hiện lòng thành và tôn trọng đối với tổ tiên của mình. Trong khoảnh khắc này, mọi người thường đọc văn khấn cũng như bày tỏ lòng kính trọng để mong đón một năm mới tràn đầy may mắn và bình an. Khi lễ cúng kết thúc, gia đình sẽ cùng nhau quây quần thưởng thức trọn vẹn bữa tiệc tất niên vui vẻ bên nhau.

    Xem thêm: Khái niệm về mâm cúng giao thừa là gì? Cách cúng giao thừa chuẩn chỉnh nhất

    3.2 Gói bánh chưng

    Bánh chưng xanh, huyền thoại của bữa tiệc Tết truyền thống, là món ăn luôn luôn có mặt trên bàn ăn của người Việt qua nhiều thế hệ. Theo truyền thuyết về Lang Liêu, chiếc bánh này không chỉ là đồ ăn, mà còn là biểu tượng của tình cảm hiếu thảo và kính trọng đối với tổ tiên.

    gói bánh chưng

    Bánh chưng xanh, từ nguyên liệu chính là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong, trở thành một phần quan trọng trong lễ cúng tổ tiên. Chiếc bánh không chỉ là thức ăn, mà là một lễ vật đầy ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng sâu sắc đối với nguồn gốc, mẹ cha - nguồn cảm hứng vô tận của đời sống. Ngày nay, rất nhiều gia đình vẫn còn duy trì truyền thống gói bánh chưng vào ngày 30 Tết.

    3.3 Tránh làm vỡ đồ đạc

    Việc tránh làm đổ vỡ đồ đạc vào ngày 30 Tết không chỉ là một nét đẹp tâm linh phổ biến mà còn là quan niệm sâu sắc trong văn hóa dân gian. Theo phong tục của người Việt, hành động này không chỉ mang đến những vận xui mà còn có thể tạo ra sự xao lạc và không êm đềm trong không khí gia đình. Đặc biệt, làm vỡ gương vào ngày này được coi là một điều đại kỵ, có thể đem lại tác động tiêu cực đặc biệt mạnh mẽ đối với sự hòa thuận và tình cảm gia đình. Do đó, việc tránh những hành động này được coi là cách bảo vệ tốt nhất cho sự an lành và hạnh phúc của gia đình trong năm mới.

    tránh làm vỡ đồ đạc ngày tết

    3.4 Đi chùa cầu may

    Bên cạnh lễ cúng gia tiên, nhiều người thường tìm đến các đền chùa để tìm kiếm tài lộc và may mắn cho gia đình trong năm mới. Nhiều người chọn đi chùa ngay khoảnh khắc đêm 30 Tết không chỉ đơn giản là một cơ hội để thể hiện mong muốn về những điều tốt đẹp trong năm mới, mà còn là dịp để tận hưởng bầu không khí tâm linh, nơi con người có thể trút bỏ những gánh nặng của cuộc sống hàng ngày và hòa mình vào không gian thanh tịnh.

    đi chùa cầu may

    3.5 Tránh tranh cãi

    Tạo không khí vui vẻ, hòa thuận trong buổi tất niên để chào đón năm mới là điều rất quan trọng. Tránh mọi xung đột và bất đồng quan điểm, để không làm suy giảm năng lượng tích cực và đẩy lùi may mắn. Bữa tất niên không chỉ là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ tập, mà còn là cơ hội để chia sẻ tâm tư, trải lòng về cuộc sống. Vì vậy, hãy tận dụng cơ hội hiếm hoi này để tăng cường gắn kết gia đình, và hạn chế tâm trạng tiêu cực, thay vào đó là sự vui vẻ và hạnh phúc.

    Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề về ngày 30 Tết đặc biệt nhất trong thập kỷ này. Hy vọng bạn sẽ bỏ túi thêm nhiều điều nên làm trong ngày này để nhận thật nhiều may mắn. Hãy thường xuyên theo dõi Tai Thong để không bỏ lỡ những bài viết thú vị nhé!

    Xem thêm: Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Mâm cúng, nghi thức và bài văn khấn

    Nguồn: Sưu tầm

    Zalo
    Hotline