Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025? Đếm ngược Tết Âm 2025

Tai Thong

Tin tức

2024 Tháng 09

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2025? Đếm ngược Tết Âm 2025

    Tết Tây 2025 hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán 2025, và giao thừa 2025 đều là những mốc thời gian quan trọng mà nhiều người đang đếm từng ngày để chờ đợi. Từ những câu hỏi như tết ta, tết âm lịch còn bao nhiêu ngày nữa chắc hẳn luôn tồn tại trong lòng của nhiều người. Hãy cùng Tai Thong khám phá chi tiết từng thời điểm để chuẩn bị thật tốt cho những dịp lễ lớn sắp tới nhé!

    1. Tết Tây 2025 còn bao nhiêu ngày nữa đến?

    Năm 2024 là năm nhuận với 366 ngày, vì vậy thời gian chờ đợi đến Tết Tây 2025 sẽ kéo dài hơn so với năm không nhuận. Tính từ ngày hôm nay, 95 ngày nữa là chúng ta sẽ chào đón giao thừa Dương lịch, tức ngày 31/12/2024 (Thứ ba). Ngay sau đó, chỉ cần đợi thêm một ngày nữa, mùng 1 Tết Dương lịch 2025 sẽ rơi vào ngày 1/1/2025 (Thứ tư). Tết Tây không chỉ là dịp để nghỉ ngơi, sum vầy cùng gia đình mà còn là cơ hội để lên kế hoạch và đặt ra những mục tiêu mới cho một năm đầy hứa hẹn phía trước.

    Tết Nguyên đán là dịp lễ truyền thống của nước ta

    Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 kéo dài đến 9 ngày đã được thống nhất chưa?

    2. Còn bao nhiêu ngày đến Tết Nguyên Đán 2025?

    Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Âm lịch, là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam. Với sự mong chờ và háo hức, nhiều người luôn đếm ngược từng ngày để đến thời khắc giao thừa, khởi đầu năm mới. Năm Giáp Thìn 2024 với 354 ngày sắp kết thúc, và từ hôm nay chỉ còn 116 ngày nữa chúng ta sẽ bước vào Tết Nguyên Đán 2025, năm Ất Tỵ. 

    còn hơn 3 tháng nữa là đến tết nguyên đán

    Giao thừa năm nay sẽ rơi vào đêm 28/01/2025 dương lịch (Thứ ba), và mùng 1 Tết Âm lịch sẽ là ngày 29/01/2025 dương lịch (Thứ tư). Đây là thời điểm để mọi người sum họp gia đình, thờ cúng tổ tiên, và đón nhận những điều may mắn, hạnh phúc cho năm mới.

    3. Tết Nguyên Đán 2025 được nghỉ mấy ngày?

    Theo quy định tại điểm B khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày trong dịp Tết Nguyên Đán 2025 và được hưởng nguyên lương trong suốt thời gian này. Số ngày nghỉ có thể được kéo dài hơn nếu các ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần, mang lại cho người lao động một kỳ nghỉ Tết thoải mái và kéo dài. Thời gian nghỉ chính xác sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động.

    Chưa có lịch nghỉ tết nguyên đán chính thức

    Xem thêm: Mùng 1 Tết mặc màu gì để năm 2024 được may mắn sung túc tài lộc

    4. Tết Nguyên Đán 2025 (Tết Âm) là ngày mấy?

    Tết Nguyên Đán 2025, hay còn gọi là Tết Ất Tỵ, sẽ chính thức bắt đầu vào ngày mùng 1 Âm lịch, tức là ngày 29/01/2025 theo lịch Dương, rơi vào thứ Tư. Tiếp sau đó, mùng 2 Tết sẽ diễn ra vào ngày 30/01/2025, tức thứ Năm, và mùng 3 Tết sẽ là ngày 31/01/2025, tương ứng với thứ Sáu. Đây là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, khi mọi người trở về đoàn tụ cùng gia đình và tham gia các hoạt động truyền thống, chào đón năm mới.

    Tết nguyên đán ngày 29/1/2025

    5. Những việc cần làm vào Tết Nguyên Đán 

    Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, mang đậm nét văn hóa và truyền thống dân tộc. Mỗi gia đình, dù ở thành thị hay nông thôn, đều chuẩn bị kỹ lưỡng để chào đón năm mới. Những việc cần làm vào dịp Tết không chỉ mang ý nghĩa chuẩn bị vật chất mà còn thể hiện lòng thành kính và mong ước một năm mới an khang thịnh vượng. Dưới đây là những công việc quan trọng mà mỗi gia đình cần thực hiện:

    • Cúng ông Công, ông Táo: Vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Mâm cúng thường bao gồm cá chép, trái cây, vàng mã và hương hoa. Đây là dịp để gửi gắm những mong ước và cầu nguyện cho một năm mới bình an.
    • Gói bánh chưng: Bánh chưng là biểu tượng của đất, của lòng biết ơn tổ tiên. Việc gói bánh chưng không chỉ là công việc nấu nướng mà còn là cơ hội để gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui và chuẩn bị cho bữa cơm ngày Tết.
    • Chơi hoa dịp Tết: Hoa mai vàng, hoa đào thắm là những loài hoa không thể thiếu trong ngày Tết. Chọn mua và trang trí những cành hoa rực rỡ, mang ý nghĩa may mắn và tài lộc, là một phần không thể thiếu trong không khí xuân.
    • Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy. Mỗi loại quả được chọn đều mang một ý nghĩa riêng, chẳng hạn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, và sung, tượng trưng cho mong ước “cầu dừa đủ xài sung”.
    • Dọn dẹp nhà cửa: Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng là dấu hiệu của một khởi đầu mới. Việc dọn dẹp nhà cửa trước Tết không chỉ là để đón chào năm mới mà còn để xua đi những điều không may của năm cũ.
    • Viếng thăm mộ tổ tiên: Trước Tết, người Việt thường viếng thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp và thắp hương tưởng nhớ. Đây là cách để bày tỏ lòng biết ơn và kính nhớ những người đã khuất.
    • Cúng tất niên: Bữa cơm tất niên là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, chia sẻ những câu chuyện của năm cũ và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong năm mới. Mâm cúng tất niên cũng là lời tri ân với ông bà tổ tiên.
    • Cùng đón giao thừa: Thời khắc giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Cùng đón giao thừa bên gia đình, lắng nghe tiếng pháo hoa và cầu nguyện cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

    Những hoạt động' không thể thiếu vào ngày tết nguyên đán

    Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh những câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm, như còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây, Tết Nguyên Đán 2025 và thời gian nghỉ. Hãy theo dõi Tai Thong thường xuyên để cập nhật những nội dung thú vị về ngày lễ truyền thống nhà nhé! 

    Nguồn: Tham khảo

    Zalo
    Hotline